Cựu ước cũng như Tân ước có đề cập đến
từ “Sự chấp nhận” hay “Chấp nhận”. Ý nghĩa danh từ hay động từ nầy có ý nghĩa:
Đức Chúa Trời đẹp lòng ban ân huệ cho loài người mà chấp nhận của lễ hoặc lời
cầu xin của họ.
Trong Cựu ước thì danh từ nầy có liên quan đến nghi thức, nghi lễ (LeLv 20:20), nhưng cũng có khi liên hệ đến luân lý đạo đức nữa (ChCn 21:3). Cũng có những trường hợp nhấn mạnh trong các sách tiên tri (EsIs 1:12-15, Gie Gr 6:20, MiMk 5:21-24). Trong Tân ước thì Đức Chúa Trời chấp nhận hay sự chấp nhận đều được đặt trên cơ sở công cuộc cứu chuộc của Đấng Krit (Eph Ep 1:6, IPhi 1Pr 2:5). Trong Tân ước thì Đức Chúa Trời chấp nhận loài người, tha thứ loài người hoặc nhậm của lễ, sự dâng hiến của họ không phải vì họ đạo đức, tốt đẹp, hiền lành gì đâu, bèn do hồng ân của Ngài thôi. Thánh Kinh khẳng định rằng chỉ nhờ đức tin, bởi đức tin trong Chúa mà Chúa chấp nhận, vậy (HeDt 11:1 đến hết)”
Tuy nhiên chớ hiểu lầm Đức Chúa Trời bởi ân điển Ngài, bởi sự khoan hồng của Ngài mà chấp nhận loài người do đức tin của họ, rồi cứ sống một đời sống bê tha tội lỗi được đâu.
Người Cơ-đốc được tái sanh, đổi mới, được khuyên giục sống một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời, công bình, thánh khiết. Phao-lô cảm thúc bởi Thánh Linh khuyên: “Hãy dâng thân thể sống và thánh cho Chúa” (RoRm 12:1).
Một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời như Cứu Chúa thì phải liên tục hiệp với Ngài (Mat Mt 3:17, GiGa 15:1-6). Người như thế sẽ cẩn thận không gây vấp phạm cho ai (La 14-18;), săn sóc kẻ mồ côi, thăm viếng kẻ góa bụa (quả phụ), ITi1Tm 5:4), nhẫn nại chịu đựng (IPhi 1Pr 2:20). Người sống một đời sống đạo đức, hài lòng Chúa.
Trong Cựu ước thì danh từ nầy có liên quan đến nghi thức, nghi lễ (LeLv 20:20), nhưng cũng có khi liên hệ đến luân lý đạo đức nữa (ChCn 21:3). Cũng có những trường hợp nhấn mạnh trong các sách tiên tri (EsIs 1:12-15, Gie Gr 6:20, MiMk 5:21-24). Trong Tân ước thì Đức Chúa Trời chấp nhận hay sự chấp nhận đều được đặt trên cơ sở công cuộc cứu chuộc của Đấng Krit (Eph Ep 1:6, IPhi 1Pr 2:5). Trong Tân ước thì Đức Chúa Trời chấp nhận loài người, tha thứ loài người hoặc nhậm của lễ, sự dâng hiến của họ không phải vì họ đạo đức, tốt đẹp, hiền lành gì đâu, bèn do hồng ân của Ngài thôi. Thánh Kinh khẳng định rằng chỉ nhờ đức tin, bởi đức tin trong Chúa mà Chúa chấp nhận, vậy (HeDt 11:1 đến hết)”
Tuy nhiên chớ hiểu lầm Đức Chúa Trời bởi ân điển Ngài, bởi sự khoan hồng của Ngài mà chấp nhận loài người do đức tin của họ, rồi cứ sống một đời sống bê tha tội lỗi được đâu.
Người Cơ-đốc được tái sanh, đổi mới, được khuyên giục sống một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời, công bình, thánh khiết. Phao-lô cảm thúc bởi Thánh Linh khuyên: “Hãy dâng thân thể sống và thánh cho Chúa” (RoRm 12:1).
Một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời như Cứu Chúa thì phải liên tục hiệp với Ngài (Mat Mt 3:17, GiGa 15:1-6). Người như thế sẽ cẩn thận không gây vấp phạm cho ai (La 14-18;), săn sóc kẻ mồ côi, thăm viếng kẻ góa bụa (quả phụ), ITi1Tm 5:4), nhẫn nại chịu đựng (IPhi 1Pr 2:20). Người sống một đời sống đạo đức, hài lòng Chúa.