Phong trào Cơ-đốc giáo phát xuất tại đất
Do-thái. Cơ-đốc nhân đầu tiên của Cơ-đốc giáo toàn là người Do-thái. những
Cơ-đốc nhân nầy dầu là người Do-thái nhưng đức tin họ khác hẳn các thành viên
của Do-thái giáo. Sự dị biệt giữa hai tôn giáo rất sâu sắc. Khi chúng ta nghiên
cứu và học hỏi tham chiếu tôn giáo thì đã quán triệt rồi. Trong phạm vi bài nầy
xin ngắn gọn nói về Cơ-đốc giáo. Trước hết giáo chủ của Cơ-đốc giáo là Chúa
Giê-xu người Na-xa-rét được xưng là Krit (Christ) Đấng được xức dầu, Đấng
Mê-xi-a người Do-thái trông đợi xưa nay. Giê-xu Krit là Đấng Mê-xi-a, dầu người
đồng thời không tin và giết Ngài thì Đức Chúa Trời đã khiến Ngài phục sanh để
chứng minh Ngài quả thật là Con Đức Chúa Trời, Ngôi Hai, là Mê-xi-a.
Sự liên hệ giữa hai tôn giáo bị cắt đứt bởi các cuộc bách hại khắc nghiệt đẫm máu.
Qua công cuộc truyền giáo của Phao-lô và Ba-na-ba mà Cơ-đốc giáo lan tràn và phát triển giữa các dân ngoại bang cũng như giữa người Do-thái được Hy lạp hoá.
Những điểm đặc thù chứng minh Cơ-đốc giáo là chánh đạo, chẳng những vị giáo chủ của Cơ-đốc giáo là Đấng phục sanh và Cơ- đốc giáo là đạo lịch sử chứ không phải một thần thoại hoặc sự tưởng tượng hoặc do đầu óc con người bày vẽ ra.
Về bản chất của Cơ-đốc giáo là siêu nhiên, hoàn toàn được xây dựng trên nền tảng sự mặc thị của Đức Chúa Trời. Loài người không phải dùng tâm trí khôn ngoan, thông sáng đạo đức mình mà suy luận tìm hiểu Đức Chúa Trời như xưa nay, hoặc qua nhiều chủ thuyết mà thật sự đứng trên nền tảng sự khải thị Đức Chúa Trời. Thần mặc thị là Chúa Giê-xu Krit Con Ngài giáng sanh, mạc khải Đức Chúa Trời, nguyên chỉ, chương trình, kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời v.v… cho nhân loại. Thần mặc thị ấy cũng được bày tỏ qua văn tự gọi là Thánh Kinh được Thánh Linh hà hơi, cảm thúc mà đầy tớ của Đức Chúa Trời viết lại.
Chúa Giê-xu nhiều lần tuyên bố: Thấy Ta tức thấy Đức Chúa Trời là Chúa Cha. Thánh Kinh làm chứng về Ta, Đức Chúa Trời, Thần đã trở thành Nhân để ở với loài người và tự bày tỏ mình Ngài ra với loài người. Vậy nên nói Cơ-đốc giáo là đạo siêu nhiên vì các yếu tố của đạo đượm nhuần phép lạ. Chẳng thế thôi, muốn tương thông, tương giao với loài người Đức Chúa Trời đã thành người ở giữa, ở với và ở trong Cơ-đốc nhân. và muốn hoàn tất điểm cao cả ấy thì Chúa Con đã mặc lấy hình thể con người, tức giáng sanh bởi trinh nữ Ma-ry, chịu chết thay thế tội nhân, bị chôn trong mồ mả ba ngày đêm, phục sanh, thăng thiên lập Đường Cứu rỗi cho nhân loại tội lỗi. Kẻ nào tin nhận Chúa Giê-xu Krit thì được cứu rỗi. Đây là sự cứu chuộc bởi ân điển ban cho nhưng không chớ không phải do công đức hay việc lành mua được đâu (Eph Ep 2:8 -10).
Cơ-đốc giáo tin thờ, phụng vụ Đức Chúa Trời Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Linh. Ba Ngôi hiệp một Chân thần là Đức Chúa Trời độc tôn (Tam vị nhất thể). Đây cũng là một đặc điểm của Cơ-đốc giáo dị biệt các tôn giáo độc tôn thần khác.
Đức tin của Cơ-đốc nhân cũng là đức tin duy nhứt từ Lời Thánh Kinh mà phát sanh, là đức tin Con Đức Chúa Trời ban cho. Đức tin Cơ-đốc nhân tin những Tin Lành, phương pháp cứu rỗi của Chúa Giê-xu Krit linh hồn được giải phóng khỏi tội lỗi chứ không tin vào một chủ thuyết hay phương cách nào do loài người tạo nên.
Bởi đức tin duy nhứt nầy mà Cơ-đốc nhân chăm lo truyền giáo hầu người khác cũng được nghe Tin Lành, đọc Thánh Kinh, Lời Đức Chúa Trời hầu cũng nhận được đức tin như mình.
Dầu lần lần Cơ-đốc giáo đã được tổ chức và có Giáo hội, có hàng giáo phẩm, có hiến chương, có điều lệ, có tín điều v.v… Nhưng Đức Chúa Trời Ba Ngôi là Nguyên thủ, là Nền tảng kiên cố là Đấng điều hành, Đấng Bảo trì Cơ-đốc giáo hằng tồn tại và phát triển.
Sự liên hệ giữa hai tôn giáo bị cắt đứt bởi các cuộc bách hại khắc nghiệt đẫm máu.
Qua công cuộc truyền giáo của Phao-lô và Ba-na-ba mà Cơ-đốc giáo lan tràn và phát triển giữa các dân ngoại bang cũng như giữa người Do-thái được Hy lạp hoá.
Những điểm đặc thù chứng minh Cơ-đốc giáo là chánh đạo, chẳng những vị giáo chủ của Cơ-đốc giáo là Đấng phục sanh và Cơ- đốc giáo là đạo lịch sử chứ không phải một thần thoại hoặc sự tưởng tượng hoặc do đầu óc con người bày vẽ ra.
Về bản chất của Cơ-đốc giáo là siêu nhiên, hoàn toàn được xây dựng trên nền tảng sự mặc thị của Đức Chúa Trời. Loài người không phải dùng tâm trí khôn ngoan, thông sáng đạo đức mình mà suy luận tìm hiểu Đức Chúa Trời như xưa nay, hoặc qua nhiều chủ thuyết mà thật sự đứng trên nền tảng sự khải thị Đức Chúa Trời. Thần mặc thị là Chúa Giê-xu Krit Con Ngài giáng sanh, mạc khải Đức Chúa Trời, nguyên chỉ, chương trình, kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời v.v… cho nhân loại. Thần mặc thị ấy cũng được bày tỏ qua văn tự gọi là Thánh Kinh được Thánh Linh hà hơi, cảm thúc mà đầy tớ của Đức Chúa Trời viết lại.
Chúa Giê-xu nhiều lần tuyên bố: Thấy Ta tức thấy Đức Chúa Trời là Chúa Cha. Thánh Kinh làm chứng về Ta, Đức Chúa Trời, Thần đã trở thành Nhân để ở với loài người và tự bày tỏ mình Ngài ra với loài người. Vậy nên nói Cơ-đốc giáo là đạo siêu nhiên vì các yếu tố của đạo đượm nhuần phép lạ. Chẳng thế thôi, muốn tương thông, tương giao với loài người Đức Chúa Trời đã thành người ở giữa, ở với và ở trong Cơ-đốc nhân. và muốn hoàn tất điểm cao cả ấy thì Chúa Con đã mặc lấy hình thể con người, tức giáng sanh bởi trinh nữ Ma-ry, chịu chết thay thế tội nhân, bị chôn trong mồ mả ba ngày đêm, phục sanh, thăng thiên lập Đường Cứu rỗi cho nhân loại tội lỗi. Kẻ nào tin nhận Chúa Giê-xu Krit thì được cứu rỗi. Đây là sự cứu chuộc bởi ân điển ban cho nhưng không chớ không phải do công đức hay việc lành mua được đâu (Eph Ep 2:8 -10).
Cơ-đốc giáo tin thờ, phụng vụ Đức Chúa Trời Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Linh. Ba Ngôi hiệp một Chân thần là Đức Chúa Trời độc tôn (Tam vị nhất thể). Đây cũng là một đặc điểm của Cơ-đốc giáo dị biệt các tôn giáo độc tôn thần khác.
Đức tin của Cơ-đốc nhân cũng là đức tin duy nhứt từ Lời Thánh Kinh mà phát sanh, là đức tin Con Đức Chúa Trời ban cho. Đức tin Cơ-đốc nhân tin những Tin Lành, phương pháp cứu rỗi của Chúa Giê-xu Krit linh hồn được giải phóng khỏi tội lỗi chứ không tin vào một chủ thuyết hay phương cách nào do loài người tạo nên.
Bởi đức tin duy nhứt nầy mà Cơ-đốc nhân chăm lo truyền giáo hầu người khác cũng được nghe Tin Lành, đọc Thánh Kinh, Lời Đức Chúa Trời hầu cũng nhận được đức tin như mình.
Dầu lần lần Cơ-đốc giáo đã được tổ chức và có Giáo hội, có hàng giáo phẩm, có hiến chương, có điều lệ, có tín điều v.v… Nhưng Đức Chúa Trời Ba Ngôi là Nguyên thủ, là Nền tảng kiên cố là Đấng điều hành, Đấng Bảo trì Cơ-đốc giáo hằng tồn tại và phát triển.