Từ giã Biển Sậy (Biển Đỏ) dân I-xơ-ra-ên
xưa lưu lạc trong sa mạc Xi-nai. Đức Chúa Trời đã kêu gọi Mô-se lên núi nầy và
ban cho ông mệnh lệnh dựng một đền tạm theo đề án của Ngài.
Được gọi là Đền Tạm vì đây là Đền Thờ có thể tháo gỡ và di chuyển, chuyển đến một địa điểm nào đó; khi được lệnh thì ráp dựng lên.
Đền Tạm biểu tượng hai phương diện của đạo Chúa lúc bấy giờ giữa dân I-xơ-ra-ên xưa:
1. Đền Tạm được lắp ráp ngay giữa các lều trại của nhân dân tạm cư nói lên sự hiện diện của Đức Chúa Trời giữa họ.
2. Đền Tạm nói lên phương cách linh hiệu Đức Chúa Trời sắm sửa để loài người tội lỗi có thể đến gần Ngài; nếu không thì loài người không thể đến gần ra mắt Chúa trong sự thánh khiết, uy nghiêm và toàn thiện của Ngài được.
Sự cấu trúc của Dền Tạm được ghi chép rõ ràng ở XuXh 25:27, 30:1-38, 31:1-18, 35:1-35 - 40:1-38, Dan Ds 3:25, 4:4, 7:1. Sự cấu trúc Đền Tạm chia làm hai phần chánh như sau:
a. Sân ngoài (XuXh 27:9): Đền Tạm luôn luôn được lắp ráp xây mặt về phía đông. Xung quanh Đền Tạm có một hàng rào bao quanh. Hàng rào nầy bằng bố vi giăng trên các trụ. Người ta đi vào sân ngoài của Đền Tạm qua một Cái Cửa có treo màn trên hai trụ dựng trên đế bằng đồng. Tại sân ngoài nầy có: Một bàn thờ của lễ thiêu (XuXh 27:1-8). Tại bàn thờ nầy kẻ thờ phượng Đức Chúa Trời bằng cách dâng của lễ thiêu qua các thầy tư tế.
Cứ tiến bước vào người ta sẽ thấy một cái thùng (chậu to) (XuXh 30:17-21). Thùng (chậu to) nầy chứa nước trong sạch để các thầy tư tế rửa tay chân sạch sẽ trước khi dâng của lễ lên Đức Chúa Trời. (XuXh 40:30). Điều nầy chỉ dạy cho những kẻ thờ phượng Đức Chúa Trời phải giữ mình thánh khiết (Tit Tt 3:5).
b. Đền Tạm: được lắp ráp chính giữa sân hay khoảnh đất được chọn đó (XuXh 26:1).
Mô-se và người I-xơ-ra-ên xưa đã vâng lệnh Chúa mà tạo ra những tấm màn. da cá nược v.v… để phủ lên trên Đền Tạm (đọc Bài học Trường Chúa Nhựt năm hai, Cựu ước thành hiểu rõ thêm). Còn chính Đền Tạm thì có hai phần như sau: Nơi Thánh và Nơi (chí) Rất thánh.
Hai phần nầy được chia cách nhau bởi một tấm màn treo ở giữa (XuXh 26:31). Phần nầy biểu tượng bức tường chia cách tội nhân với Đức Chúa Trời thánh khiết (HeDt 9:8). Khi Chúa Giê-xu tắt hơi trên cây Thập tự thì bức màn bị xé từ trên đến dưới (HeDt 10:19). Qua điều nầy chúng ta được hiểu con đường vào Nơi Rất Thánh đã được mở toang. Cả ba sách Tin Lành Cộng quan đều có ghi chép (Mat Mt 27:51, Mac Mc 15:38, LuLc 23:45).
A. Chỉ thầy tư tế mới được phép vào Nơi Thánh. Tại Nơi Thánh có trưng bày ba vật nầy:
(1) Một bàn bánh trần thiết, hoặc gọi bánh hiện diện (XuXh 25:23-30, 37:10-16). Trưng bày bánh trần thiết hay bánh hiện diện nầy là hành động cảm tạ về các thức ăn và đầy dinh dưỡng của Chúa ban cho mỗi ngày. Chỉ các thầy tư tế mới được phép ăn bánh thánh nầy. Đây cũng nói lên hành động dâng hiến, chấp nhận rằng con người không phải chỉ nhờ bánh mà thôi.
(2) Một chơn đèn bằng vàng có bảy ngọn đèn (XuXh 25:31-40, 37:17-24). Bảy ngọn đèn chiếu ánh sáng trong Nơi Thánh nói lên người I-xơ-ra-ên được Chúa tuyển chọn đặc biệt phải chiếu ánh sáng đạo Ngài ra cho thế gian. Nhưng than ôi, họ sa ngã, bỏ Chúa thờ hình tượng nên đèn họ bị tắt ngúm. Ngài nay, Hội Thánh Cơ-đốc, của Đức Chúa Trời phải là chân đèn bảy ngọn, phải chiếu sáng đạo Chúa ra cho muôn dân. Mat Mt 5:14-16, LuLc 12:35, Phi Pl 2:15)
(3) Một bàn thờ xông hương được đặt giữa bàn bánh trần thiết và cây đèn ấy (XuXh 30:1-7, 27:25-28). Bàn nầy cũng được đặt trước bức màn. Mỗi sáng và chiều thầy tư tế xông hương trên bàn thờ nầy (XuXh 30:11). Hành động nầy nói lên lòng tin kính Chúa của người thờ phượng và cũng biểu trưng lời cầu nguyện của các thánh đồ bay lên thấu trước ngai thánh Chúa (LuLc 1:10, KhKh 5:8, 8:3).
B. Nơi Rất (Chí) Thánh là nơi có sự vinh quang Đức Chúa Trời hiện ra. Tại đây một năm một lần thầy thượng tế mới được phép vào ra mắt Đức Chúa Trời và rảy huyết.
(1). Tại Nơi Rất Thánh có Hộp Giao ước. Trong Hộp Giao ước nầy có hai bảng luật pháp và chai đựng hột ma-na, có cây gậy gỗ A-rôn đặt một bên. Hộp Giao ước tiêu biểu sự gặp gỡ giữa Đức Chúa Trời và dân của Chúa trên căn bản: sự chuộc tội. Hộp Giao ước có chứa đựng hai bảng luật pháp nói lên ý muốn Đức Chúa Trời mạc khải thuộc tánh và đức tánh Cha Ngài.
(2). Trên Hộp Giao ước có nắp Thi ân hay Ngôi thương xót; hai thiên sứ Chê-ru-bim xoè hai cánh ra che Nắp thi ân. Chỉ trong ngày lễ chuộc tội, thầy thượng tế được phép vào nơi nầy rảy huyết để chuộc tội cho ông và cho toàn dân.
Đền Tạm tiêu biểu về Đức Chúa Giê-xu Krit và đã được hoàn toàn ứng nghiệm nơi Ngài. Chúa là Đền Tạm cho dân Ngài thờ phượng Đức Chúa Trời; Chúa là Thầy thượng tế đổ huyết ra chuộc tội chúng ta; và đã phục sanh đi vào Nơi Rất thánh trên trời, trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Quả thật Chúa đã mở một con đường từ đất lên trời cho tôi con Chúa lên thiên đàng ra mắt Đức Chúa Trời.
Được gọi là Đền Tạm vì đây là Đền Thờ có thể tháo gỡ và di chuyển, chuyển đến một địa điểm nào đó; khi được lệnh thì ráp dựng lên.
Đền Tạm biểu tượng hai phương diện của đạo Chúa lúc bấy giờ giữa dân I-xơ-ra-ên xưa:
1. Đền Tạm được lắp ráp ngay giữa các lều trại của nhân dân tạm cư nói lên sự hiện diện của Đức Chúa Trời giữa họ.
2. Đền Tạm nói lên phương cách linh hiệu Đức Chúa Trời sắm sửa để loài người tội lỗi có thể đến gần Ngài; nếu không thì loài người không thể đến gần ra mắt Chúa trong sự thánh khiết, uy nghiêm và toàn thiện của Ngài được.
Sự cấu trúc của Dền Tạm được ghi chép rõ ràng ở XuXh 25:27, 30:1-38, 31:1-18, 35:1-35 - 40:1-38, Dan Ds 3:25, 4:4, 7:1. Sự cấu trúc Đền Tạm chia làm hai phần chánh như sau:
a. Sân ngoài (XuXh 27:9): Đền Tạm luôn luôn được lắp ráp xây mặt về phía đông. Xung quanh Đền Tạm có một hàng rào bao quanh. Hàng rào nầy bằng bố vi giăng trên các trụ. Người ta đi vào sân ngoài của Đền Tạm qua một Cái Cửa có treo màn trên hai trụ dựng trên đế bằng đồng. Tại sân ngoài nầy có: Một bàn thờ của lễ thiêu (XuXh 27:1-8). Tại bàn thờ nầy kẻ thờ phượng Đức Chúa Trời bằng cách dâng của lễ thiêu qua các thầy tư tế.
Cứ tiến bước vào người ta sẽ thấy một cái thùng (chậu to) (XuXh 30:17-21). Thùng (chậu to) nầy chứa nước trong sạch để các thầy tư tế rửa tay chân sạch sẽ trước khi dâng của lễ lên Đức Chúa Trời. (XuXh 40:30). Điều nầy chỉ dạy cho những kẻ thờ phượng Đức Chúa Trời phải giữ mình thánh khiết (Tit Tt 3:5).
b. Đền Tạm: được lắp ráp chính giữa sân hay khoảnh đất được chọn đó (XuXh 26:1).
Mô-se và người I-xơ-ra-ên xưa đã vâng lệnh Chúa mà tạo ra những tấm màn. da cá nược v.v… để phủ lên trên Đền Tạm (đọc Bài học Trường Chúa Nhựt năm hai, Cựu ước thành hiểu rõ thêm). Còn chính Đền Tạm thì có hai phần như sau: Nơi Thánh và Nơi (chí) Rất thánh.
Hai phần nầy được chia cách nhau bởi một tấm màn treo ở giữa (XuXh 26:31). Phần nầy biểu tượng bức tường chia cách tội nhân với Đức Chúa Trời thánh khiết (HeDt 9:8). Khi Chúa Giê-xu tắt hơi trên cây Thập tự thì bức màn bị xé từ trên đến dưới (HeDt 10:19). Qua điều nầy chúng ta được hiểu con đường vào Nơi Rất Thánh đã được mở toang. Cả ba sách Tin Lành Cộng quan đều có ghi chép (Mat Mt 27:51, Mac Mc 15:38, LuLc 23:45).
A. Chỉ thầy tư tế mới được phép vào Nơi Thánh. Tại Nơi Thánh có trưng bày ba vật nầy:
(1) Một bàn bánh trần thiết, hoặc gọi bánh hiện diện (XuXh 25:23-30, 37:10-16). Trưng bày bánh trần thiết hay bánh hiện diện nầy là hành động cảm tạ về các thức ăn và đầy dinh dưỡng của Chúa ban cho mỗi ngày. Chỉ các thầy tư tế mới được phép ăn bánh thánh nầy. Đây cũng nói lên hành động dâng hiến, chấp nhận rằng con người không phải chỉ nhờ bánh mà thôi.
(2) Một chơn đèn bằng vàng có bảy ngọn đèn (XuXh 25:31-40, 37:17-24). Bảy ngọn đèn chiếu ánh sáng trong Nơi Thánh nói lên người I-xơ-ra-ên được Chúa tuyển chọn đặc biệt phải chiếu ánh sáng đạo Ngài ra cho thế gian. Nhưng than ôi, họ sa ngã, bỏ Chúa thờ hình tượng nên đèn họ bị tắt ngúm. Ngài nay, Hội Thánh Cơ-đốc, của Đức Chúa Trời phải là chân đèn bảy ngọn, phải chiếu sáng đạo Chúa ra cho muôn dân. Mat Mt 5:14-16, LuLc 12:35, Phi Pl 2:15)
(3) Một bàn thờ xông hương được đặt giữa bàn bánh trần thiết và cây đèn ấy (XuXh 30:1-7, 27:25-28). Bàn nầy cũng được đặt trước bức màn. Mỗi sáng và chiều thầy tư tế xông hương trên bàn thờ nầy (XuXh 30:11). Hành động nầy nói lên lòng tin kính Chúa của người thờ phượng và cũng biểu trưng lời cầu nguyện của các thánh đồ bay lên thấu trước ngai thánh Chúa (LuLc 1:10, KhKh 5:8, 8:3).
B. Nơi Rất (Chí) Thánh là nơi có sự vinh quang Đức Chúa Trời hiện ra. Tại đây một năm một lần thầy thượng tế mới được phép vào ra mắt Đức Chúa Trời và rảy huyết.
(1). Tại Nơi Rất Thánh có Hộp Giao ước. Trong Hộp Giao ước nầy có hai bảng luật pháp và chai đựng hột ma-na, có cây gậy gỗ A-rôn đặt một bên. Hộp Giao ước tiêu biểu sự gặp gỡ giữa Đức Chúa Trời và dân của Chúa trên căn bản: sự chuộc tội. Hộp Giao ước có chứa đựng hai bảng luật pháp nói lên ý muốn Đức Chúa Trời mạc khải thuộc tánh và đức tánh Cha Ngài.
(2). Trên Hộp Giao ước có nắp Thi ân hay Ngôi thương xót; hai thiên sứ Chê-ru-bim xoè hai cánh ra che Nắp thi ân. Chỉ trong ngày lễ chuộc tội, thầy thượng tế được phép vào nơi nầy rảy huyết để chuộc tội cho ông và cho toàn dân.
Đền Tạm tiêu biểu về Đức Chúa Giê-xu Krit và đã được hoàn toàn ứng nghiệm nơi Ngài. Chúa là Đền Tạm cho dân Ngài thờ phượng Đức Chúa Trời; Chúa là Thầy thượng tế đổ huyết ra chuộc tội chúng ta; và đã phục sanh đi vào Nơi Rất thánh trên trời, trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Quả thật Chúa đã mở một con đường từ đất lên trời cho tôi con Chúa lên thiên đàng ra mắt Đức Chúa Trời.