GHEN TƯƠNG (GHEN TUÔNG)



Ganh tị, ganh ghét khác với ghen tương. Theo Thánh Kinh mà dịch nghĩa thì ghen tương là phản kháng lại kẻ cướp quyền sở hữu duy nhứt của mình. Thánh Kinh có lần đã nói Đức Chúa Trời ghen tương (ghen tuông) với dân sự Ngài Lời nầy cóùý nghĩa ý nghĩa tuyển dân của Ngài hoàn toàn thuộc về sở hữu của Ngài. Dân Chúa phải hết lòng, hết sức, hết ý thương yêu, kính sợ và phục vụ Chúa. Tình thương yêu (Agapaô) nầy là duy nhứt và hoàn toàn, tuyệt đối thuộc về Chúa (XuXh 20:5). Danh Ngài là ghen tương (XuXh 34:14). Và rất ghen tương về danh thánh của Ngài. Danh của Ngài thuộc về dân Ngài, dân Ngài thuộc về Ngài. Nhã ca đã có câu: “Lương nhân tôi thuộc về tôi và tôi thuộc về lương nhân tôi”. Nếu không thì có sự ghen tương giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài. Phao-lô nói: “Tôi gả anh em cho Ngài như một trinh nữ” và ông đề cập đến sự ghen tương thánh (IICo 2Cr 11:2, XaDr 1:14).
Khi dân Do-thái chối bỏ Ngài, bất trung chạy theo hình tượng thì Ngài kêu gọi, cứu chuộc người ngoại bang, trêu Chúa lòng ghen tương của dân Do-thái (
RoRm 10:19 so sánh PhuDnl 32:21).
Tiên tri Ê-li cáo kiện dân Do-thái với Chúa rằng: “Tôi đã rất ghen tương (với dân Do-thái) vì Chúa của các cơ binh, ấy là vì dân nầy bất trung bỏ Ngài mà theo các thần Ba-anh, Át-tạt-tê. Từ ghen tương ở đây Anh văn là Jealous, còn từ dịch sốt sắng là Zealous khác nhau (
IVua 1V 19:10). Bản cũ đã dịch “Tôi đã rất nóng nảy sốt sắng vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân vì dân I-xơ-ra-ên đã bội giao ước Ngài”.
Thái độ người chồng đối với người vợ, người vợ đối với người chồng mình khi hai bên bất trung với nhau cũng gọi là ghen tương (ghen tuông)
Khi sự ghen tuông lên cực độ có thể sanh ra sự đổ vỡ hay đổ máu. (
Dan Ds 5:15-30, ChCn 6:34 sách Châm ngôn của Sa-lô-môn ChCn 8:6). 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.