Là một cơ cấu lịch sử lâu dài từ xa xưa,
từ khi có loài người.
Đức Chúa Trời Gia-vê thiết lập gia đình loài người có mục đích cao quý.
1. Về phần thuộc thể thì để sanh con cái để lưu truyền lại nòi giống.
2. Về luân lý đạo đức thì người cha người mẹ có phận sự dạy dỗ, huấn luyện, dẫn dắt con cái sống trong sự kính Chúa, yêu người hằng đi trong đường lối (đạo) Chúa.
Hy bá lai: Mispă hã Gia đình có ý nghĩa gia đình là cơ cấu có sự liên hệ giữa các cá nhân, các phần tử trong nhà. Cũng có ý nói lên họ hàng, chi nhánh hay chi phái hoặc đến cả một nước.
(Dan Ds 3:15, Cac Tl 13:2).
1. Cựu ước thường đề cập đến gia đình như là gia đình A-đam Ê-va, lần lần về lại nói đến gia đình Nô-ê, Áp-ra - ham, I-xắc, Gia-cốp v.v… Gia đình gồm có ông bà, cha mẹ và con cái v.v…
Thời xưa, gia đình dân I-xơ-ra-ên là một cơ cấu xã hội rất quan yếu và là một đơn vị chính trị và nhiều gia đình thành một nhánh, nhiều nhánh thành họ, thành làng, thành quận, huyện thành tỉnh và thành một quốc gia. Các vị trưởng lão hay gia trưởng theo luật pháp Mô-se mà lãnh đạo gia đình khi đã định cư ở Ca-na-an.
Người I-xơ-ra-ên theo chế độ một vợ một chồng. Người vợ thuộc chồng. Người vợ phải sanh con cái, người vợ không sanh được con cái thì rất buồn bã và xấu hổ như bà A-ne trước khi chưa có con là Sa-mu-ên. Con cái phải vâng lời cha mẹ, luôn luôn trung thành với đạo Mô-se. Cựu ước nói dân I-xơ-ra-ên được coi như là vợ của Gia-vê thờ lạy hình tượng được kể như là tà dâm, thông dâm với hình tượng.
Gia đình đầu tiên của loài người rất được phước.
2. Tân ước luận rất nhiều về gia đình. Chúa Giê-xu coi trọng vấn đề hôn nhân. Chúa dự lễ hôn phối ở Ca-na Chúa thường luận vấn đề gia đình và nghiêm cấm sự ly dị. Chúa cũng từng đến thăm các gia đình như gia đình La - xa-rơ chẳng hạn.
Các sứ đồ cũng rất quan tâm đến sự chăm sóc các gia đình. Thánh Phao-lô luận rất nhiều về vấn đề lập gia đình, lễ thành hôn, cách cư xử giữa vợ chồng con cái.
Đức Chúa Trời Gia-vê thiết lập gia đình loài người có mục đích cao quý.
1. Về phần thuộc thể thì để sanh con cái để lưu truyền lại nòi giống.
2. Về luân lý đạo đức thì người cha người mẹ có phận sự dạy dỗ, huấn luyện, dẫn dắt con cái sống trong sự kính Chúa, yêu người hằng đi trong đường lối (đạo) Chúa.
Hy bá lai: Mispă hã Gia đình có ý nghĩa gia đình là cơ cấu có sự liên hệ giữa các cá nhân, các phần tử trong nhà. Cũng có ý nói lên họ hàng, chi nhánh hay chi phái hoặc đến cả một nước.
(Dan Ds 3:15, Cac Tl 13:2).
1. Cựu ước thường đề cập đến gia đình như là gia đình A-đam Ê-va, lần lần về lại nói đến gia đình Nô-ê, Áp-ra - ham, I-xắc, Gia-cốp v.v… Gia đình gồm có ông bà, cha mẹ và con cái v.v…
Thời xưa, gia đình dân I-xơ-ra-ên là một cơ cấu xã hội rất quan yếu và là một đơn vị chính trị và nhiều gia đình thành một nhánh, nhiều nhánh thành họ, thành làng, thành quận, huyện thành tỉnh và thành một quốc gia. Các vị trưởng lão hay gia trưởng theo luật pháp Mô-se mà lãnh đạo gia đình khi đã định cư ở Ca-na-an.
Người I-xơ-ra-ên theo chế độ một vợ một chồng. Người vợ thuộc chồng. Người vợ phải sanh con cái, người vợ không sanh được con cái thì rất buồn bã và xấu hổ như bà A-ne trước khi chưa có con là Sa-mu-ên. Con cái phải vâng lời cha mẹ, luôn luôn trung thành với đạo Mô-se. Cựu ước nói dân I-xơ-ra-ên được coi như là vợ của Gia-vê thờ lạy hình tượng được kể như là tà dâm, thông dâm với hình tượng.
Gia đình đầu tiên của loài người rất được phước.
2. Tân ước luận rất nhiều về gia đình. Chúa Giê-xu coi trọng vấn đề hôn nhân. Chúa dự lễ hôn phối ở Ca-na Chúa thường luận vấn đề gia đình và nghiêm cấm sự ly dị. Chúa cũng từng đến thăm các gia đình như gia đình La - xa-rơ chẳng hạn.
Các sứ đồ cũng rất quan tâm đến sự chăm sóc các gia đình. Thánh Phao-lô luận rất nhiều về vấn đề lập gia đình, lễ thành hôn, cách cư xử giữa vợ chồng con cái.