GIẢNG (TIN LÀNH)



Giảng tức rao truyền lời Đức Chúa Trời cho loài người. Đức Chúa Trời dùng người, tiếng người để truyền lại sứ điệp của Ngài cho người. Có định nghĩa khác nữa là: “Giảng tức tuyên cáo Cơ-đốc giáo cho người chưa tin Chúa Giê-xu giữa công cộng”. Tuy nhiên đầy tớ của Đức Chúa Trời rao giảng đạo Chúa giữa Hội chúng có nhiều mục đích khác nhau:
1. Trong Cựu ước; Trước hết trong đời các tổ phụ, tiếp theo đời luật pháp thì đây là đường lối hay phương tiện truyền đạt các lời hứa, mệnh lệnh, luật lệ và điều răn của Chúa Trời Gia-vê cho dân sự (
SaSt 18:19, PhuDnl 11:19). Trong dân I-xơ-ra-ên thì trong việc giảng rao luật lệ điều răn Chúa người ta còn bổ túc bằng tuyên đọc và giải nghĩa hoặc dạy thêm luật pháp cho Hội chúng sau mỗi bảy năm trong lễ Lều tạm (PhuDnl 31:9 -13).
Trong thời các vua chúa kính sợ Đức Chúa Trời và được phấn hưng thì thì nhiều thầy Lê-vi được sai phái đi ra tuyên đọc luật pháp cho Hội chúng I-xơ-ra-ên nghe mà làm theo. Chính trong đời Nê-hê-mi, nhà thông thái Ê - xơ-ra đã đứng trên một cái bục để đọc luật pháp và giảng giải để cho Hội chúng thông hiểu và làm theo.
Từ thời ông Mô-se cho đến ngày được vào Đất hứa và suốt qua các thời kỳ quân chủ, các vị tiên tri đã được Đức Chúa Trời dùng để rao truyền sứ điệp cho dân chúng phản bội Chúa. Sứ điệp Chúa ban cho các tiên tri thì được tức thì rao giảng ra cho mọi người. Nhưng người Lê-vi chỉ truyền rao các điều răn luật lệ, luật pháp từ Totah thôi.
2. Trong Tân ước: Có đề cập đến ba từ Hy văn có ý nghĩa về công việc rao giảng Tin Lành:
(1) EUANGELTZESTHAI có nghĩa giảng Tin tức tốt lành (Tin Lành, Tin mừng)
(2) KATANGELLEIN là rao báo, bày tỏ.
(3) KERUSSAIN là tuyên cáo, tuyên bố như một vị tiền hô lớn tiếng tuyên hô sứ điệp, sắc lệnh của Vua trên trời. Căn bản của các từ nầy nói lên Tin Tức Tốt lành, Tin Lành cho nhiều người chưa được nghe lâu nay, cũng có nghĩa truyền giáo nữa.
Tân ước nói giảng rao, truyền giảng lời Chúa có ý là rao giảng một bài giảng cho các Cơ-đốc nhân. Ngày nay phần đông Cơ-đốc nhân hiểu như thế: Tín hữu đi Nhà thờ thờ Chúa sáng Chúa nhật hoặc các giờ khác để nghe các vị mục sư, Truyền đạo rao giảng, truyền giảng Lời Thánh Kinh.
Chúng ta có thể nhắc lại trong thời Chúa còn tại thế thì chính tiên tri tiền hô Giăng Báp-tít đã tuyên cáo đạo Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu Krit rao giảng sứ mạng Chúa Cha, các sứ đồ chăm lo truyền giảng Tin Lành.
Kerussein (Keryssein) tuyên cáo, tuyên bố, hô lên được nói đến 61 lần.
Evangeltzesthai cao rao, rao giảng Tin Lành được nòi đến 50 lần. Sứ giả rao giảng, truyền giảng sứ điệp Tin Lành của Đức Chúa Trời cần được chỉ định, kêu gọi, sai phái và tiếp nhận Lời Chúa trước mới có uy quyền, uy tín là một sứ giả từ Đức Chúa Trời đến. Chúng ta cũng có thể hiểu như thánh Giăng nói giảng Tin Lành cũng là làm chứng về Chúa (Martyrein) (
GiGa 20:21).
Trong Tân ước cũng có ký thuật các trường hợp giảng Tin Lành dưới sự cảm thúc của Thánh Linh.
Mac Mc 1:38 chép Chúa Giê-xu không trở lại với dân chúng và chỉ tìm sự chữa bệnh nhưng Chúa đến các thành khác để giảng Tin Lành.
Hội đồng nhân dân hay tòa Công luận Do-thái cấm Phi-e-rơ và Giăng rao truyền Tin Lành nhưng hai vị sứ đồ không thể không làm chứng lại về những điều họ đã thấùy và nghe (
Cong Cv 4:20).
Thánh Phao-lô thì nói: “Khốn khổ cho tôi nếu tôi không giảng Tin Lành”
ICo1Cr 9:16).
Rao giảng hay truyền giảng Tin Lành không phải thuyết trình một bài về luân lý, đạo đức, nhưng tuyên bố, tuyên cáo sứ điệp cứu rỗi của Chúa khiến cho người ta cảm động bởi Thánh Linh mà tiếp nhận. Vậy sự truyền giảng Tin Lành còn kêu gọi đức tin của thính giả để tiếp nhận sứ điệp Ngài. vậy nên dầu rao giảng Tin Lành gặp nhiều sự chống đối, bách hại, tù rạc v.v… thì thánh Phao-lô khuyên hãy trung kiên nói về Thập tự giá và chỉ giảng Thập tự giá mà thôi
ICo1Cr 1:17, 2:1, IICo 2Cr 4:2).
3. Bản chất của sự rao giảng Tin Lành cũng là điểm (phần) quan trọng chúng ta cần nói đến
Các sách Tin Lành ghi chép Chúa Giê-xu là Đấng đã đến để tuyên cáo cao rao vương quốc của Đức Chúa Trời đã xuất hiện.
LuLc 4:16-21 chép về Chúa Giê-xu đến làm ứng nghiệm các lời tiên tri của Ê-sai dự ngôn ngày Đấng Mê-xi-a đến là Đấng sẽ thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy hiểu cụm từ Vương quốc Đức Chúa Trời là “Nguyên tắc, luật lệ Nước Đức Chúa Trời”, sự tể trị của Đức Chúa Trời. Sự tể trị quyền năng của Đức Chúa Trời đã xâm chiếm quyền lực ma loài, tội lỗi, tối tăm.
Vượt qua bốn sách Tin Lành và bước vào các thư tín của Các sứ đồ chúng ta nhận thấy sứ điệp của sự rao giảng Tin Lành là Đấng Krit (Christ), Đấng được xức dầu làm tiên tri, thầy tư tế và làm vua.
Dầu Ngài đã bị đóng đinh trên cây thập tự (
ICo1Cr 1:13) nhưng đã phục sanh ICo1Cr 15:12) là Con Đức Chúa Trời, là IESOÚS KRISTOS tức là Chúa (IICo 2Cr 4:5). Chúa đã thăng thiên, ngồi bên hữu Chúa Cha và sẽ tái lâm. Vậy khi chúng ta truyền rao Tin Lành, tuyên bố Đấng Krit tức chúng ta rao giảng về vương quốc Đức Chúa Trời sự tể trị của Chúa trong lòng người và trong cả rhế giới.
Bản chất chân thật của sự rao giảng Tin Lành có liên lạc chặt chẽ với sự mạc khải của Đức Chúa Trời. Sự mạc khải của Đức Chúa Trời là phát lộ chương trình, ý định và vương quốc Đức Chúa Trời cho loài người tiếp nhận, tín thờ. Sự mạc khải nầy làm thỏa mãn đức tin tội nhân khi họ tiếp nhận Vua (Chúa) của vương quốc Đức Chúa Trời là Giê-xu Krit. Làm sao tội nhân hiểu được, biết được sự mạc khải của Đức Chúa Trời nếu không ai rao giảng. Truyền giảng hay rao giảng Tin Lành là mở cửa cho tội nhân bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời.
Giảng và dạy khác nhau. chúng ta có dịp sẽ thảo luận thêm trong đề tài “Dạy” vậy. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.