GIÁO LÝ, SỰ DẠY DỖ



Cựu ước thường dùng “Những điều lời các người nghe” và không dùng đến từ giáo lý. Tân ước dùng từ didache didaskalia do từ dạy dỗ mà ra; cũng có ý nghĩa là sự dạy dỗ hay nội dung dạy dỗ. ITi1Tm 1:10 có chép; “gian dâm” đồng giới luyến ái, bắt cóc người ta, nói dối, thề dối, hoặc các điều gì khác chống với sự dạy dỗ của đạo lành” Còn ở Tit Tt 2:1 có chép: “Nhưng con hãy (nói) dạy những điều thuộc giáo lý thuần chánh”.
Thánh Phao-lô xác chứng rằng giáo lý hay sự dạy dỗ thuần chánh ban sự sống thuộc linh.
Thánh Kinh chứa đựng nhiều giáo lý về Thần đạo học. Giáo lý căn cứ trên Lời Đức Chúa Trời không phải do sự bịa đặt của loài người đâu.
Giáo lý dị biệt với giáo điều. Căn cứ theo lời Thánh Kinh mà các giáo hội nghị thảo ra các giáo điều hay tín điều.
Tuy nhiên trong khi soạn thảo họ cũng có quyền thêm bớt. Giáo điều Hy văn: Dogma, từ Dokeiw có nghĩa “suy nghĩ, hình như tốt” mà ra. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.