Thánh Kinh chép tổ phụ Áp-ra-ham mến
khách. Ông hiếu khách nên đã mời khách dùng bữa v.v… (Sử18:). Ông Lót cũng hiếu
khách nên đã cố mời, cố nài hai vị thiên sứ vào nhà mình nghĩ đêm và cũng đã
làm tiệc thết đãi (SaSt 19:1-38). Luật pháp của
Mô-se cũng có điều đề cập đến các khách lạ. Người địa phương phải có lòng rộng
rãi và nhân từ tiếp khách, giúp đỡ khách lạ. Luật lệ Chúa truyền dạy người I-xơ-ra-ên
hãy mến khách trước hết là vì tình nhân loại, nhân đạo, tình thương yêu Chúa,
sau nữa là người I-xơ-ra-ên trước cũng đã là khách lạ lưu lạc, lang thang trong
sa mạc (PhuDnl 10:18,19,
LeLv 19:33,34).
Lúc Cứu Chúa còn tại thế, khi Ngài sai phái môn đệ Chúa ra đi truyền giáo thì Ngài truyền họ khỏi đem theo thực phẩm (Mac Mc 6:7-13).
Các môn đệ Chúa ra đi đem Tin Tức tốt lành đến với dân chúng, ngoài ra hiệp ý Chúa, họ còn chữa bệnh, đuổi quỷ v.v… nên họ đáng được tiếp rước.
Qua luật lệ, phong tục tạo nên lòng hiếu khách của người I-xơ-ra-ên xưa nên Công cuộc truyền bá Tin Lành được dễ dàng phần nào. Các tôi con Chúa đi ra gieo giống Tin Lành được người địa phương tiếp đón. Qua sự tiếp khách mà nhiều lần toàn gia đình quay trở lại với Đức Chúa Trời.
Bối cảnh một chi hội lúc xưa là sự nhóm họp, thờ phượng tại một gia đình. Thánh Phi-e-rơ giảng trong nhà của ông Cọt-nây. Thánh Phao-lô giảng dạy trong nhà bà Ly-dy, hoặc trong trường Tiranu. Như vậy chủ gia đình mến khách, hiếu khách tiếp đón vị sứ giả suốt những ngày vị ấy lưu lại nhà mình (Cong Cv 9:43-11:18, 16:15, RoRm 16:23, Tit Tt 3:13).
Phong tục và lòng mến khách, hiếu khách của các thánh trong Cựu ước truyền đến thánh đồ tôi con Chúa trong đời Tân ước. và Hội Thánh nhận rằng tiếp khách là phận sự của Hội Thánh (HeDt 13:1,2, RoRm 12:13).
Tuy nhiên thời thế cũng mau thay đổi. Trong cuộc hành trình của Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem có gặp khó khăn nên ông đã yêu cầu dự liệu mọi sự cho ông. Như thế các nhà lãnh đạo chi Hội Thánh khỏi phải lo tiếp khách (Cong Cv 21:16). Thánh Giăng có nói trong thư tín của ông rằng Diotrephe không chịu tiếp rước sứ đồ (IIIGi câu 10).
Vấn đề hiếu khách, tiếp khách trở nên một gánh nặng cho các nhà lãnh đạo Hội Thánh (IPhi 1Pr 4:9) vì có người lạm dụng lòng mến khách của tôi con Chúa. Dần dần qua các thế kỷ tiếp theo Hội Thánh bèn phân biệt các đầy tớ thật của Chúa và những kẻ lạm dụng lòng rộng rãi của Hội Thánh.
Tiếp theo thì các vị lãnh đạo Hội Thánh lập nên các nhà tạm trú, các nhà thương, nhà tế bần, nhà nghỉ chơn và lần lần đi đến việc thành lập các tu viện có mục đích tiếp rước và giúp đỡ những lữ khách.
Lúc Cứu Chúa còn tại thế, khi Ngài sai phái môn đệ Chúa ra đi truyền giáo thì Ngài truyền họ khỏi đem theo thực phẩm (Mac Mc 6:7-13).
Các môn đệ Chúa ra đi đem Tin Tức tốt lành đến với dân chúng, ngoài ra hiệp ý Chúa, họ còn chữa bệnh, đuổi quỷ v.v… nên họ đáng được tiếp rước.
Qua luật lệ, phong tục tạo nên lòng hiếu khách của người I-xơ-ra-ên xưa nên Công cuộc truyền bá Tin Lành được dễ dàng phần nào. Các tôi con Chúa đi ra gieo giống Tin Lành được người địa phương tiếp đón. Qua sự tiếp khách mà nhiều lần toàn gia đình quay trở lại với Đức Chúa Trời.
Bối cảnh một chi hội lúc xưa là sự nhóm họp, thờ phượng tại một gia đình. Thánh Phi-e-rơ giảng trong nhà của ông Cọt-nây. Thánh Phao-lô giảng dạy trong nhà bà Ly-dy, hoặc trong trường Tiranu. Như vậy chủ gia đình mến khách, hiếu khách tiếp đón vị sứ giả suốt những ngày vị ấy lưu lại nhà mình (Cong Cv 9:43-11:18, 16:15, RoRm 16:23, Tit Tt 3:13).
Phong tục và lòng mến khách, hiếu khách của các thánh trong Cựu ước truyền đến thánh đồ tôi con Chúa trong đời Tân ước. và Hội Thánh nhận rằng tiếp khách là phận sự của Hội Thánh (HeDt 13:1,2, RoRm 12:13).
Tuy nhiên thời thế cũng mau thay đổi. Trong cuộc hành trình của Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem có gặp khó khăn nên ông đã yêu cầu dự liệu mọi sự cho ông. Như thế các nhà lãnh đạo chi Hội Thánh khỏi phải lo tiếp khách (Cong Cv 21:16). Thánh Giăng có nói trong thư tín của ông rằng Diotrephe không chịu tiếp rước sứ đồ (IIIGi câu 10).
Vấn đề hiếu khách, tiếp khách trở nên một gánh nặng cho các nhà lãnh đạo Hội Thánh (IPhi 1Pr 4:9) vì có người lạm dụng lòng mến khách của tôi con Chúa. Dần dần qua các thế kỷ tiếp theo Hội Thánh bèn phân biệt các đầy tớ thật của Chúa và những kẻ lạm dụng lòng rộng rãi của Hội Thánh.
Tiếp theo thì các vị lãnh đạo Hội Thánh lập nên các nhà tạm trú, các nhà thương, nhà tế bần, nhà nghỉ chơn và lần lần đi đến việc thành lập các tu viện có mục đích tiếp rước và giúp đỡ những lữ khách.