HOÁ HÌNH (BIẾN HÌNH, BIẾN DẠNG)

                                                                             

Thánh Kinh Hy văn dùng từ “Metamorphoò” 3 lần liên hệ 3 sự kiện và bản việt ngữ dịch Hoá hình (bản cũ), Biến hình (bản Nhuận chánh) và các bản dịch khác.
a. Chúa lên một quả núi với ba môn đệ thân tín là Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ và ban đêm Chúa biến hình trước mặt họ. Có Ê-li, Môi-se đến trò chuyện với Chúa (
Mat Mt 17:1-8, Mac Mc 9:2-8, LuLc 9:28-36).
b.
IICo 2Cr 3:18: Bản dịch Việt ngữ cũ đã dịch: Hoá nên bản Nhuận chánh: Biến hoá. Vậy là không nhứt trí trong việc dịch một từ, một ý nghĩa câu nầy nói về sự tăng trưởng thuộc linh, Cơ-đốc nhân trở nên giống như Chúa.
c.
RoRm 12:2: Thì từ nầy đều được các bản Việt ngữ dịch là Biến hoá. “Đừng rập theo đời nầy mà hãy biến hoá bởi sự tái sanh đổi mới trở nên giống như Chúa về thuộc linh”. Thánh Phi-e-rơ đã làm chứng lại sự biến hình (hoá hình) của Chúa Giê-xu trên núi ấy (IIPhi 2Pr 1:16,18).
Núi Chúa hoá bình (biến hình) có thể là núi Hẹt môn có độ cao 2.814m.
Sự biến hình của Chúa Giê-xu trên núi là một điểm quan trọng trong chức vụ Ngài. Chúa nay tranh thủ thời gian để huấn luyện môn sinh Ngài. Khi chúng ta nghiên cứu thời gian còn lại thì thấy Chúa để nhiều thì giờ riêng với môn sinh Ngài: Huấn luyện, dạy dỗ, tấn phong thánh chức cho họ, sai phái họ ra đi và căn dặn nhiều điều, bày tỏ những phương pháp, nguyên tắc truyền đạo, truyền giáo, lập Hội Thánh và chịu khốn khổ vì đạo Đức Chúa Trời là như thế nào?
Cuộc biến hình của Chúa trên núi Hẹt-môn cũng là một sự mạc khải của Đức Chúa Trời ban bố cho nhân loại. Sự vinh quang, đám mây bao phủ, có tiếng phán của Đức Chúa Trời từ trời, có sự chứng kiến của Mô-se, Ê-li và ba sứ đồ. Mô-se, Ê-li đại diện cho con dân Đức Chúa Trời thời Cựu ước, ba môn đệ đại diện cho Hội Thánh thời Tân ước. Vinh quang, đám mây là nhắc nhở sự mạc khải của Chúa trên núi Xi-nai, trong Đền Thờ Xa-lô-môn: (Shekinah) Sự Vinh quang của Chúa tràn ngập trong Nơi Rất thánh (Chí thánh) của Đền Thờ (
HeDt 1:1-3) “Đức Chúa Trời phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách nhưng đến đời sau rốt thì mạc khải cho chúng ta về chính Con độc sanh của Ngài”.
Sự biến hình (hoá hình) Chúa Con trên núi Hẹt môn xác chứng Lời Chúa phán Với Ngài tại sông Giô-đanh.
Sự biến hình của Chúa cũng là sự mạc khải vương quốc Đức Chúa Trời cho Hội Thánh mà Chúa đã hứa từ đời xa xưa, đời Thượng cổ. Nước Đức Chúa Trời vinh quang, diệu vợi, nhiệm mầu cả trong tâm linh con dân Chúa, trong Hội Thánh hiện tại cũng như đích thực, thực sự hiển hiện ta theo kỳ nhứt dịnh của Chúa.
Cuộc biến hình của Chúa mở mang cho tôi con Chúa lúc ấy cảnh trạng ở Ghết-sê-ma-nê, các sự đau khổ Chúa sắp chịu và sự phục sanh Ngài. Nhưng nhân cuộc biến hình nầy Phi-e-rơ khẳng định và tuyên bố Ngài là Con Đức Chúa Trời, là Đấng thánh có Lời sự sống.
Cuộc biến hình của Chúa còn liên quan đến sự vinh quang của Chúa trong ngày Lai thế, trong ngày Ngài tái lâm.
Dầu vậy sự phê phán và chỉ trích không thiếu. Các nhà phê bình tân phái nêu lên vấn đề Chúa phục sinh và hiện ra với môn sinh, với con dân Chúa với thân thể bình thường chớ không phải vinh quang, diệu vợi như khi biến hình.
Đây là đường lối hay phương cách theo ý chỉ Đức Chúa Trời quyết định hầu trong 40 ngày Chúa có thể gần gũi với tôi con Chúa để phán dạy và khi về trời thì trong một cảnh trạng vinh quanng như đã ghi lại ở sách Công vụ vụ các Sứ đồ thánh đoạn 1.
Bài học chúng ta học ở đây là sự Biến hình (Hoá hình) của Chúa có liên quan đến sự thương khó, sự đau khổ của Ngài. Thập tự giá song song với mão miện, Sự vinh quang đi đôi với sự thương khó. Đường thập tự là ý muốn của Đức Chúa Trời để chúng ta đến vinh quang và địa điểm Cơ-đốc nhân và Hội Thánh biến hình là nơi cầu nguyện liên hiệp với Chúa. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.