ĐỊA NGỤC

Các bộ Thần học Tin Lành, quyển luận về công tác của thượng đế đều có luận về thiên sứ, thiên đàng và địa ngục. Dầu vậy, trong mục nầy chúng ta cũng cần luận đến đề tài nầy:
1. Cựu ước: Cựu ước thường dịch Sheol là địa ngục, huyệt mả hay âm phủ hay âm ti. Nhưng Sheol là nơi cư ngụ của những người chết (
SaSt 37:35). Cựu ước dịch Sahat là Hố sâu (Bản Việt ngữ cũ dịch; Hầm), (Giop G 33:25), và huyệt mả (Thi Tv 30:9), Miêu tả cảnh tượng khủng khiếp kinh hoàng tại chốn hố sâu thẳm này (Thi Tv 89:48). Những kẻ chết ở Sheol thì bị cách ly khỏi Đức Chúa Trời và loài người (IISa 2Sm 12:2, Giop G 7:9). Sự hiện diện Đức Chúa Trời ở khắp nơi, cả tại Sheol (Giop G 26:6, Thi Tv 139:8), nhưng kẻ ở tại Sheol không liên lạc được với sự hiện diện Ngài (Thi Tv 6:5). Cho nên khi dịch Sheol là địa ngục thì chỉ về phần đặc biệt nào của Sheol dành Chúa kẻ độc ác, không tin thờ Đức Chúa Trời (Thi Tv 9:17, ChCn 5:5, EsIs 14:15, Exe Ed 32:23). Cũng như Chúa dành sự chiếu sáng trên kẻ công bình vậy (Thi Tv 16:10, 49:15, ChCn 15:24).
2. Tân ước: Hy văn có từ Gê-hen-na và Bản cũ dịch là: Địa ngục(Gêhenna). Hy bá lai văn Géhinnôm (trũng Hinnôm)
IIVua 2V 23:10, đây là một trũng dùng đất rác rưới dơ bẩn và lửa cháy luôn đêm ngày. Số phận khủng khiếp của tội nhân bị xử tử, thi thể bị quẳng vào trũng sâu thẳm nầy (Mat Mt 5:22). Vậy nên Thánh Kinh và Chúa đã dùng địa ngục để nói lên số phận khủng khiếp thuộc linh của những kẻ tội ác, không tin kính Chúa (Mat Mt 10:28, Mac Mc 9:43).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.