KENOSIS (Thuyết)

                                         

Từ “Kenosis” phát xuất từ động từ “Kenoò” ở Phi Pl 2:7, bản Việt ngữõ dịch: “Ngài đã tự làm cho mình ra trống không” (Bản mới 90) “Chính Ngài đã tự bỏ mình đi” (Bản cũ 27); “Trái lại, Ngài tự làm cho mình trống không” (Bản Nhuận chánh).
Động từ “Kenoò” ở trong Tân ước thường được dùng theo ý nghĩa bóng (
RoRm 4:14, ICo1Cr 1:17, 9:15, IICo 2Cr 9:3). Nên câu Thánh Kinh Phao-lô chép ở trên chỉ nói đến Chúa Con, Ngôi Lời lìa bỏ mọi sự vinh quang và địa vị Ngài trên thiên đàng, mặc lấy hình dạng tôi tớ, một người nghèo hèn xuống trần gian. Nhưng Ngài vãn còn giữ Thần tánh, thuộc tánh của Ngài (Mat Mt 1:23, 11:27, Mac Mc 11:1, GiGa 3:13, RoRm 1:4).
Dầu Ngài thành nhục thể nhưng Ngài vẫn có thần tánh và là Đức Chúa Trời bất biến nên Ngài vẫn còn hình dạng Đức Chúa Trời (morphè Theou). Nên động từ Kenoò ở trên chỉ có nghĩa Ngài “dốc đổ vinh quang, địa vị và đầu thai làm người” thì nhận thêm Nhân tánh chớ không phải dốc đổ Thần tánh và trở nên trống không đâu.
Tuy nhiên có một số nhà thần học chủ trương rằng Chúa Con đã trút bỏ thần tánh của Ngài ở trên thiên đàng kể cả thuộc tánh toàn tri, toàn tại, toàn năng của Ngài, khi Ngài giáng sanh làm người. Các nhà thần học chánh giáo đều tin nhận thần tánh, thánh đức và nhiều tánh Chúa được trọn vẹn trong phẩm vị Giê-xu Krit khi Ngài tại thế.
Nhân sự hiểu lầm, thuyết Kenosis xuất hiện trong thế kỷ 19 chủ trương Chúa Con đã trút bỏ tất cả thần tánh Ngài ở trên thiên đàng kể cả thuộc tánh toàn tại, toàn tri, toàn năng của Ngài. Nhưng thuyết nầy đã bị nhà thần học C.Gore rất phản đối rằng: Chúa Con khi tại thế tự cảm biết, tự chứng minh mình là Con Đức Chúa Trời có đủ thần tánh, thuộc tánh, nhân tánh và chỉ bị giới hạn trong sự hoạt động thôi. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.