Thánh Kinh Tân Cựu ước có đề cập đến từ
chiêm bao, trạng thái xuất thể và khải tượng. Các nhà giải kinh và thầøn học
gia nhận thấy khó mà giảng giải.
Người ta thấy chiêm bao khi nằm ngủ. Thức dậy có khi nhớ rõ chiêm bao mình đã thấy, nhưng nhiều lần chẳng nhớ gì.
Nhưng thấy khải tượng khi nhà tiên tri, tiên kiến đang tỉnh thức (SaSt 46:2, Dan Ds 24:4, DaDn 10:7, Cong Cv 9:7, 10:9).
Tuy nhiên khi một vị tiên tri hay sứ đồ thấy khải tượng thì chính vị ấy đang ở trong tình trạng nửa ngủ, nửa thức bởi thần linh Chúa đang giáng trên họ (XaDr 4:1,2, LuLc 9:32, KhKh 1:17).
Đức Chúa Trời dùng khải tượng như một đường lối hay cách để mạc khải, truyền thông cho vị ấy một hiện tượng quan trọng thuộc về chương trình, ý định của Chúa Cha. Qua các khải tượng vị tiên tri, tiên kiến, sứ đồ tiếp thu được những hiện tượng từ thiên thượng, những tri thức vị lai mà người không bao giờ thấy được hay nhận được. Những kinh nghiệm các vị thánh nầy nhận được đều dị biệt nhau, không phải luôn luôn giống nhau (Gie Gr 1:11, DaDn 2:19, Cong Cv 9:10, 16:9). Qua các khải tượng nầy Đức Chúa Trời cũng mạc khải chính mình Ngài cho các vị thánh ấy nữa (Thi Tv 89:19, Cong Cv 10:3).
Về hoàn cảnh, thì giờ họ thấy Khải tượng cũng không giống nhau. Có vị thấy khải tượng vào ban ngày, có vị thấy vào ban đêm v.v..
Như đã trình bày ở trên, đời Cựu ước các vị tiên tri tiên kiến được Chúa dùng cho thấy khải tượng dể truyền rao cho dân sự nhưng sau đó họ chép lại bằng văn tự (EsIs 1:1, ApOv 1:1, NaNk 1:1). Tiên tri Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên đã ghi chép lại nhiều khải tượng rất quan trọng đã và đang được ứng nghiệm. Cũng có một số khải tượng các vị tiên tri, tiên kiến được Chúa mạc khải nhưng không ghi chép lại như ở IISa 2Sm 7:17, IVua 1V 22:17-19. Trong Tân ước cũng có ghi chép lại một ít khải tượng như khải tượng Xa-cha-ri đã thấy (LuLc 1:22) A-na-nia (Cong Cv 9:10) Cọt-nây (Cong Cv 10:3) Phi-e-rơ (Cong Cv 10:10) Phao-lô (Cong Cv 18:9).
Sách Khải thị (thần Mặc thị) là một sách ghi lại nhiều khải tượng Đức Chúa Trời và bày tỏ thánh Giăng liên hệ đến hiện tại và vị lai.
Người ta thấy chiêm bao khi nằm ngủ. Thức dậy có khi nhớ rõ chiêm bao mình đã thấy, nhưng nhiều lần chẳng nhớ gì.
Nhưng thấy khải tượng khi nhà tiên tri, tiên kiến đang tỉnh thức (SaSt 46:2, Dan Ds 24:4, DaDn 10:7, Cong Cv 9:7, 10:9).
Tuy nhiên khi một vị tiên tri hay sứ đồ thấy khải tượng thì chính vị ấy đang ở trong tình trạng nửa ngủ, nửa thức bởi thần linh Chúa đang giáng trên họ (XaDr 4:1,2, LuLc 9:32, KhKh 1:17).
Đức Chúa Trời dùng khải tượng như một đường lối hay cách để mạc khải, truyền thông cho vị ấy một hiện tượng quan trọng thuộc về chương trình, ý định của Chúa Cha. Qua các khải tượng vị tiên tri, tiên kiến, sứ đồ tiếp thu được những hiện tượng từ thiên thượng, những tri thức vị lai mà người không bao giờ thấy được hay nhận được. Những kinh nghiệm các vị thánh nầy nhận được đều dị biệt nhau, không phải luôn luôn giống nhau (Gie Gr 1:11, DaDn 2:19, Cong Cv 9:10, 16:9). Qua các khải tượng nầy Đức Chúa Trời cũng mạc khải chính mình Ngài cho các vị thánh ấy nữa (Thi Tv 89:19, Cong Cv 10:3).
Về hoàn cảnh, thì giờ họ thấy Khải tượng cũng không giống nhau. Có vị thấy khải tượng vào ban ngày, có vị thấy vào ban đêm v.v..
Như đã trình bày ở trên, đời Cựu ước các vị tiên tri tiên kiến được Chúa dùng cho thấy khải tượng dể truyền rao cho dân sự nhưng sau đó họ chép lại bằng văn tự (EsIs 1:1, ApOv 1:1, NaNk 1:1). Tiên tri Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên đã ghi chép lại nhiều khải tượng rất quan trọng đã và đang được ứng nghiệm. Cũng có một số khải tượng các vị tiên tri, tiên kiến được Chúa mạc khải nhưng không ghi chép lại như ở IISa 2Sm 7:17, IVua 1V 22:17-19. Trong Tân ước cũng có ghi chép lại một ít khải tượng như khải tượng Xa-cha-ri đã thấy (LuLc 1:22) A-na-nia (Cong Cv 9:10) Cọt-nây (Cong Cv 10:3) Phi-e-rơ (Cong Cv 10:10) Phao-lô (Cong Cv 18:9).
Sách Khải thị (thần Mặc thị) là một sách ghi lại nhiều khải tượng Đức Chúa Trời và bày tỏ thánh Giăng liên hệ đến hiện tại và vị lai.