Sau cuộc chiến 30 năm tại Đức quốc, Giáo
hội Luther mất đi sức lực thuộc linh và đời sống tin kính của tôi con Chúa trở
nên nguội dần. Bấy giờ mục sư P.J. Spener đưa vào Giáo hội phong trào kỉnh
kiền, sốt sắng kính sợ và thờ phượng Đức Chúa Trời. Ông tin tưởng rằng nếu Giáo
hội nói chung và Cơ-đốc nhân nói riêng không tin nhận và trưởng dưỡng bằng các
giáo lý chánh thống thì họ không có đức tin sống. Vậy nên muốn cải tổ Giáo hội
và phục vụ chánh đạo, ông đề nghị 6 điểm.
Phong trào khởi mào bằng các cuộc hội họp tại tư gia, đặc biệt ở nhà của ông để đọc Thánh Kinh, giảng dạy, thờ phượng và cầu nguyện.
Phong trào cũng tuyên bố các chức tư tế phổ thông của tất cả các Cơ-đốc nhân trung thành, không bao giờ có ý định phân rẽ hay lìa bỏ Giáo hội. Nhiều vị Mục sư và Hội chúng ủng hộ, tán trợ phong trào của ông. Về sự hát ca ngợi khen Chúa thì có các bài thánh ca của ông P. Gerhardt soạn về Thần học là khoa khó khăn nhưng sau do phong tràao Kiền thành được đại học đường của Hall tiếp nhận.
Tuy nhiên phong trào Kiền thành không phải là một phong trào của các đại học hoặc của các trường cao đẳng nhưng ảnh hưởng của phong trào lan tràn rất mạnh trong thế kỷ 18,19. Phong trào nầy cũng thức tỉnh các nhà văn, các học giả ở Đức nên cũng có ảnh hưởng trên các ông Kant, Lepsign v.v… Văn học của đức cũng chịu ảnh hưởng của phong trào Kiền thành. Ảnh hưởng của phong trào nầy cũng ảnh hưởng vào Giáo hội Lutherien và nhóm Morave. Công tước Zinzendorf cũng rất hoan nghênh phong trào nầy. Công cuộc truyền giáo cũng chịu ảnh hưởng phong trào Kiền thành, John Wesley ra đi làm giáo sĩ truyền giáo và đầy dẫy quyền năng truyền giảng Tin Lành ở Anh quốc đem lại một cơn phục hưng lớn lao.
Tuy nhiên ảnh hưởng và các kết quả của Spener và Wesley dị biệt nhau.
Chúng ta cầu mong rằng Giáo hội Tin Lành Việt Nam cũng được Thánh Linh thăm viếng cách mạnh mẽ hầu thu gặt được những kết qủa to lớn; nhiều linh hồn chẳng những được cứu rỗi mà còn được nên thánh, kỉnh kiền và sốt sắng thờ phượng, phục vụ Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Phong trào khởi mào bằng các cuộc hội họp tại tư gia, đặc biệt ở nhà của ông để đọc Thánh Kinh, giảng dạy, thờ phượng và cầu nguyện.
Phong trào cũng tuyên bố các chức tư tế phổ thông của tất cả các Cơ-đốc nhân trung thành, không bao giờ có ý định phân rẽ hay lìa bỏ Giáo hội. Nhiều vị Mục sư và Hội chúng ủng hộ, tán trợ phong trào của ông. Về sự hát ca ngợi khen Chúa thì có các bài thánh ca của ông P. Gerhardt soạn về Thần học là khoa khó khăn nhưng sau do phong tràao Kiền thành được đại học đường của Hall tiếp nhận.
Tuy nhiên phong trào Kiền thành không phải là một phong trào của các đại học hoặc của các trường cao đẳng nhưng ảnh hưởng của phong trào lan tràn rất mạnh trong thế kỷ 18,19. Phong trào nầy cũng thức tỉnh các nhà văn, các học giả ở Đức nên cũng có ảnh hưởng trên các ông Kant, Lepsign v.v… Văn học của đức cũng chịu ảnh hưởng của phong trào Kiền thành. Ảnh hưởng của phong trào nầy cũng ảnh hưởng vào Giáo hội Lutherien và nhóm Morave. Công tước Zinzendorf cũng rất hoan nghênh phong trào nầy. Công cuộc truyền giáo cũng chịu ảnh hưởng phong trào Kiền thành, John Wesley ra đi làm giáo sĩ truyền giáo và đầy dẫy quyền năng truyền giảng Tin Lành ở Anh quốc đem lại một cơn phục hưng lớn lao.
Tuy nhiên ảnh hưởng và các kết quả của Spener và Wesley dị biệt nhau.
Chúng ta cầu mong rằng Giáo hội Tin Lành Việt Nam cũng được Thánh Linh thăm viếng cách mạnh mẽ hầu thu gặt được những kết qủa to lớn; nhiều linh hồn chẳng những được cứu rỗi mà còn được nên thánh, kỉnh kiền và sốt sắng thờ phượng, phục vụ Đức Chúa Trời Ba Ngôi.