LÂN CẬN (Người)

                                        

Người lân cận là người láng giềng, người hàng xóm. Ai là người lân cận của tôi? Đó là câu hỏi của một luật sư đã nêu lên với Chúa Giê-xu. Chúa đã dùng một chuyện thật về người Xa-ma-ri cứu giúp người bị nạn ở Giê-ri - cô mà giải đáp. Người lân cận là người đang ở trong cảnh hoạn nạn, khó khăn (LuLc 10:19). Lời giải đáp Chúa đạp đổ bức tường kỳ thị dân tộc, nhưng bao hàm một tình thương yêu bao la, sâu rộng.
Nhưng theo Thánh Kinh Cựu ước chép ở
LeLv 19:18 thì người lân cận là người đồng hương, là đồng bào: “Đừøng tìm cách báo thù hoặc giữ mối hận thành nghịch cùng một ai trong dân sự ngươi, nhưng hãy thương yêu kẻ lân cận ngươi như chính mình ngươi vậy. Ta là Gia-vê”.
Theo
PhuDnl 23:19,20 nêu lên rõ rệt sự khác biệt trong vấn đề cho vay tính lãi giữa người đồng hương với người ngoại bang. Như vậy theo quan điểm của người I-xơ-ra-ên xưa thì người lân cận là người đồng hương, đồng bào vậy.
Về điều răn hay luật yêu thương, yêu kẻ lân cận thì Chúa đã phán nhiều lần(
Mat Mt 5:43, 19:19, 22:39, Mac Mc 12:31, LuLc 10:27). Chúng ta không biết chắc ý nghĩa người lân cận Chúa dùng trong những câu nầy là người đồng hương, đồng bào hay kẻ đang hoạn nạn, người đang có cần đến sự cứu giúp tình thương của chúng ta.
Thánh Phao-lô có đề cập đến từ người lân cận và tình thương đối với họ như ở
RoRm 13:9,10GaGl 5:14. Chắc thánh Phao-lô trưng dẫn luật pháp về sự thương yêu kẻ lân cận với ý nghĩa rộng rãi nên ông ra đi trả nợ thương yêu Tin Lành với cả người Do-thái và người ngoại bang.
Thánh Gia-cơ khi viết thư tín mình cũng đã trích dẫn
LeLv 19:18Gia Gc 2:8 và khuyên nhủ tín hữu thương yêu người lân cận. Tuy nhiên chúng ta cũng chưa dám chắc ông dùng theo ý nghĩa rộng hay hẹp.
Các nhà ngôn ngữ học thông thạo Hy-bá-lai ngữ, còn giải thích: người lân cận dịch từ “Rea” còn có nghĩa như bạn hữu thân thiết, bạn tri kỷ (
ChCn 27:10), người thương yêu, người chồng (Gie Gr 3:20) cũng có khi dùng như nghĩa người anh em.
Về gương thương yêu người lân cận mình theo ý nghĩa rộng rãi thì bà Ra-háp không ghét ba người thám hiểm mà còn rước vào nhà và cứu sống họ. Đây là thương yêu kẻ lân cận theo ý nghĩa rộng rãi.
Cô Ru-tơ đã không hất hủi giận ghét bà Na-ô-mi là mẹ chồng, nhưng nuôi nấng, săn sóc, cứu giúp. Đây là sự thương yêu kẻ lân cận theo ý nghĩa rộng rãi.
Bà quả phụ Xa-rép-ta là người Xi-đôn, quê hương của bà Giê-sa-bên lại tiếp rước tiên tri Ê-li và nuôi ông. Bà đã không ghét, giận, xua đuổi mà có lòng thương yêu kẻ lân cận theo ý nghĩa rộng là người đang lúc có cần.
Chúa dùng từ “kẻ lân cận” theo ý nghĩa rộng rãi, người có cần nầy để đánh hạ sự kiêu căng và tính kỳ thị dân tộc của dân I-xơ-ra-ên. Câu chuyện tiên tri Giô-na nghe lời Chúa kêu gọi, sai phái đến Ni-ni-ve truyền giáo giải cứu dân tộc nầy khỏi sự đoán phạt Đức Chúa Trời nhưng ông đã bỏ trốn qua Ta-rê-si. Vì sao? Vì ông không có lòng yêu thương kẻ lân cận theo ý nghĩa rộng rãi như Chúa đã phán trong câu chuyện người Xa-ma - ri nhân từ kia (
LuLc 10:25-37). Đức Chúa Trời và chính Chúa Giê-xu khi còn tại thế đã quở trách sự giả hình và sự tàn bạo của nhân dân xứ nầy, môi miệng thì nói thương yêu kẻ lân cận, đồng bào như mình nhưng đã hà hiếp, bắt chẹt, bóc lột, cho vay nặng lãi v.v…
AmAm 2:6 Chúa Gia-vê quở trách miệng họ nói thương yêu kẻ lân cận mà đã “bán người công bình để lấy bạc, bán kẻ nghèo để lấy một đôi dép”.
EsIs 1:17 thì sau khi Chúa quở trách họ. Ngài khuyên họ phải học làm lành, tìm kiếm sự côngï bình, đỡ đần kẻ bị hà hiếp v.v… mới là thương yêu kẻ lân cận vậy. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.