1. Định nghĩa: Lãnh đạo, chỉ đạo: là dẫn
đường dìu dắt. Các nhà lãnh đạo có tài năng trong sự lãnh đạo.
Thánh Kinh Tân ước có từ Arkò có ý nghĩa cầm đầu, cai trị. Từ điển Thần học Tân ước do Gehard Kittel xuất bản đã giải nghĩa từ Arkò rất rõ ràng, xin trích dịch phần nào:
a. Arkò có nghĩa cai trị, cầm đầu (Mac Mc 10:42, RoRm 15:12) đã nói lên ý nghĩa nầy. Chúa Giê-xu khi đề cập đến vấn đề nầy thì Chúa muốn môn đệ Ngài biết sự liên hệ giữa hai thứ lãnh đạo hay chỉ đạo. Chúa nhận quyền năng lãnh đạo từ Đức Chúa Trời chứ không phải từ các nhà lãnh đạo đời nầy. Từ nầy được Lu-ca dùng đến nhiều lần có ý nghĩa vị thủ lãnh, nhà lãnh đạo (Arkòn). Bản cũ dịch là vị quan cai trị (LuLc 12:58, 23:13, 24:20, GiGa 3:4, Cong Cv 7:27,35, 23:5 v.v…).
b. Arkò còn có ý nghĩa: bắt đầu, khởi sự. Từ điển Hy - Anh của Grimm giải nghĩa Arkò như sau:
(1) người đứng đầu, người đầu tiên làm một điều gì đó.
(2) làm chủ, nhà lãnh đạo, nhà cai trị …
Kinh Cựu ước dùng từ nầy 11 lần: Màsêal (Hê-bơ-rơ, Hy-bá-lai) có nghĩa: cai trị, nhà cai trị. Giô-xép là nhà cai trị ở xứ Ai Cập (SaSt 45:8). Nhà cai trị theo (hay ra từ) dòng dõi vua Đa-vít (IISu 2Sb 7:18). Chúa cai trị (hay cuộc cai trị của Chúa) trên Gia-cốp (Thi Tv 59:13).
Một trong các tước vị của Mê-xi-a là cai trị.
Kinh Tân ước dùng từ Archò (Arkò) khá nhiều lần. KhKh 1:5 xác quyết Đấng Krit là “Nhà lãnh đạo (cai trị) các vua chúa trên quả đất nầy”.
Người I-xơ-ra-ên (Giu-đa) cũng tin tưởng trông đợi sự hiện ra của Mê-xi-a để cầm quyền tể trị thế giới. Khi xưng tụng Đấng Mê-xi-a thì đã có ý nghĩa, tư tưởng rằng Ngài là Đấng cai trị, Nhà lãnh đạo (RoRm 14:9, CoCl 1:8).
Khi Tân ước đề cập đến Arkò, Archò hay Archòn thì thường thường liên hệ đến sự cai trị uy quyền và các bậc giữ địa vị cao, cầm quyền lãnh đạo về tôn giáo hay chánh trị. Các vị có chức vụ quản đốc nhà hội hay nhân viên, đại biểu Toà Công luận của người Do-thái cũng được gọi là nhà cai trị, các vị lãnh đạo vậy (GiGa 3:1).
Chúa Giê-xu cũng dùng từ nầy để nói lên sự cai trị của ma quỷ, Sa-tan (Mac Mc 3:22, GiGa 12:31) Phao-lô lại gọi Satan là: Chúa ở miền không trung trên trời Eph Ep 2:2).
Thánh Kinh Tân ước có từ Arkò có ý nghĩa cầm đầu, cai trị. Từ điển Thần học Tân ước do Gehard Kittel xuất bản đã giải nghĩa từ Arkò rất rõ ràng, xin trích dịch phần nào:
a. Arkò có nghĩa cai trị, cầm đầu (Mac Mc 10:42, RoRm 15:12) đã nói lên ý nghĩa nầy. Chúa Giê-xu khi đề cập đến vấn đề nầy thì Chúa muốn môn đệ Ngài biết sự liên hệ giữa hai thứ lãnh đạo hay chỉ đạo. Chúa nhận quyền năng lãnh đạo từ Đức Chúa Trời chứ không phải từ các nhà lãnh đạo đời nầy. Từ nầy được Lu-ca dùng đến nhiều lần có ý nghĩa vị thủ lãnh, nhà lãnh đạo (Arkòn). Bản cũ dịch là vị quan cai trị (LuLc 12:58, 23:13, 24:20, GiGa 3:4, Cong Cv 7:27,35, 23:5 v.v…).
b. Arkò còn có ý nghĩa: bắt đầu, khởi sự. Từ điển Hy - Anh của Grimm giải nghĩa Arkò như sau:
(1) người đứng đầu, người đầu tiên làm một điều gì đó.
(2) làm chủ, nhà lãnh đạo, nhà cai trị …
Kinh Cựu ước dùng từ nầy 11 lần: Màsêal (Hê-bơ-rơ, Hy-bá-lai) có nghĩa: cai trị, nhà cai trị. Giô-xép là nhà cai trị ở xứ Ai Cập (SaSt 45:8). Nhà cai trị theo (hay ra từ) dòng dõi vua Đa-vít (IISu 2Sb 7:18). Chúa cai trị (hay cuộc cai trị của Chúa) trên Gia-cốp (Thi Tv 59:13).
Một trong các tước vị của Mê-xi-a là cai trị.
Kinh Tân ước dùng từ Archò (Arkò) khá nhiều lần. KhKh 1:5 xác quyết Đấng Krit là “Nhà lãnh đạo (cai trị) các vua chúa trên quả đất nầy”.
Người I-xơ-ra-ên (Giu-đa) cũng tin tưởng trông đợi sự hiện ra của Mê-xi-a để cầm quyền tể trị thế giới. Khi xưng tụng Đấng Mê-xi-a thì đã có ý nghĩa, tư tưởng rằng Ngài là Đấng cai trị, Nhà lãnh đạo (RoRm 14:9, CoCl 1:8).
Khi Tân ước đề cập đến Arkò, Archò hay Archòn thì thường thường liên hệ đến sự cai trị uy quyền và các bậc giữ địa vị cao, cầm quyền lãnh đạo về tôn giáo hay chánh trị. Các vị có chức vụ quản đốc nhà hội hay nhân viên, đại biểu Toà Công luận của người Do-thái cũng được gọi là nhà cai trị, các vị lãnh đạo vậy (GiGa 3:1).
Chúa Giê-xu cũng dùng từ nầy để nói lên sự cai trị của ma quỷ, Sa-tan (Mac Mc 3:22, GiGa 12:31) Phao-lô lại gọi Satan là: Chúa ở miền không trung trên trời Eph Ep 2:2).