Tuy nhiên, khi tra cứu lịch sử Giáo hội Cơ-đốc, các giáo phụ thuận công nhận lễ báp-têm cho con trẻ. Các giáo phụ như Irenaeus, Origen và các sứ đồ xưa cũng có trường hợp làm báp-têm cho con trẻ.
Thánh Kinh không có câu nào ra lệnh cho Hội Thánh làm báp-têm cho con trẻ cả. Tuy nhiên trong sách Công vụ các sứ đồ có ghi chép cả gia đình chịu báùp-têm và được các sứ đồ làm cho.
Nhưng chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề nầy trong Cựu ước trước. Trong Cựu ước có ghi lại những việc tiêu biểu cho lễ báp-têm trong Tân ước và các tiêu biểu ấy có liên hệ cho cả người cao niên lớn tuổi, thanh thiếu niên, con trẻ cả nam lẫn nữ.
Như Nô-ê và gia đình ông tất cả vào tàu (IPhi 1Pr 3:20,21).
Đức Chúa Trời ban một dấu hiệu về giao ước của Ngài với Áp-ra-ham và truyền làm lễ cắt bì cho toàn nhà ông (SaSt 17:1-27, CoCl 2:11,12).
Khi Chúa cho dân I-xơ-ra-ên vượt qua Biển Sậy (Biển Đỏ) thì tất cả đoàn người đông đúc gồm có nam phụ lão ấu, tất cả trên 2 triệu người vuợt qua cách an toàn ICo1Cr 10:1,2).
Bà Ma-ri thọ thai bởi Thánh Linh và sanh Chúa Giê-xu chỉ là một hài nhi và lớn lên mỗi ngày cho đến thiếu nhi, thiếu niên, tráng niên. Giăng Báp-tít được đầy dẫy Thánh Linh từ trong bụng mẹ. Giăng Báp-tít chịu lễ cắt bì như mọi con trẻ Do-thái.
Khi Đấng Krit thi hành thánh chức, thường tiếp rước con trẻ và chúc phước cho chúng nó (Mat Mt 19:13). Chúa quở trách môn sinh Chúa khi họ từ chối không tiếp nhận con trẻ (Mat Mt 10:14). Chúa Giê-xu cũng tuyên bố sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho con trẻ (LuLc 10:21).
Thi Tv 8:2, Mat Mt 24:16 xác chứng Đức Chúa Trời được miệng con trẻ ca ngợi, tôn vinh. Chúa cũng khuyên tôi con Chúa là Cơ-đốc nhân hãy trở nên nhu mì, khiêm nhường giống các con trẻ.
Thánh Phi-e-rơ đầy dẫy Thánh Linh giảng bài giảng đầu tiên, có tuyên bố rằng: “Lời Đức Chúa Trời hứa thuộc về các người và con cháu người”.
Đến đây chúng ta có thể kết luận rằng khi cả gia đình người I-xơ-ra-ên xưa tin Chúa và chịu báp-têm thì trọn tất cả các phần tử đều chịu báp-têm không trừ ai, kể cả con trẻ nữa.
Thư tín Ê-phê-sô, Cô-lô-se và Giăng có đề cập nhiều về các con cái và con trẻ trong gia đình Cơ-đốc nhân.
Lễ Báp-têm chẳng những là một dấu hiệu của giao ước giữa Chúa và Cơ-đốc nhân như lễ cắt bì xưa của người Do - thái.
Lễ báp-têm còn nói lên sự đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Chúa Giê-xu Krit và sinh hoạt trong Ngài. Lễ báp-têm nói lên sự ăn năn của đương sự. Lễ báp-têm là dấu hiệu chứng nhận đương sự là con cái Đức Chúa Trời, là ban viên chánh thức của Giáo hội địa phương ấy nữa.
Lễ báp-têm không phải là sự tái sinh. Nhưng đương sự thật lòng tin nhận Chúa thì được tái sinh bởi Thánh Linh. Cũng có thể đương sự thành kính tin nhận Chúa và chịu báp-têm thì được tái sinh trong khi chịu báp-têm bằng nước vậy.
(Muốn rõ thêm đề tài nầy xin đọc Bộ “Hệ thống Thần học”do Mục sư Phạm Xuân Tín soạn)