Các Cơ-đốc nhân đầu tiên không giữ lễ
Giáng sinh. Ban đầu các Hội Thánh ở Đông phương và sau thì các Hội Thánh ở Tây
phương đều giữ lễ giáng sinh vào mồng 6 tháng giêng, liên hệ ngày Chúa chịu
báp-têm và cũng trùng ngày ngoại bang dự lễ Dionysus. Tối mồng 5 và mồng 6
tháng giêng thì cử Lễ Chúa Giáng sinh và ban ngày cử lễ Chúa chịu Báp-têm.
Nhưng vào thế kỷ thứ tư, thì giáo nghi của Hội Thánh còn lưu lại rằng Hội Thánh bấy giờ biệt riêng ngày 25 tháng 12 cử hành lễ Giáng sinh. Ấy là giữa năm 325 và 354 SC. Vào năm 336 tại La-mã côngï nhận ngày 25 tháng 12 là Sinh nhựt của Chúa Giê-xu Krit.
Người ta tin tưởng có lẽ Constantine Đại đế đã chọn ngày nầy vì là ngày lễ phổ thông của mặt trời, rồi lập thành ngày lễ Giáng sinh của Chúa. Nhưng Thánh Kinh không nói rõ ngày giờ Chúa giáng sinh.
Geogory Nazianzen và Chrysostom đã phổ cập lễ nầy tại Constantinople Các Hội Thánh ở phương đông chống đối quyết liệt sự thiết lập lễ nầy, đặc biệt ở Xi-ri phản đối mạnh mẽ. Mãi vào năm 431 SC các Hội Thánh ở Ai Cập mới bắt đầu cử lễ Giáng sinh.
Còn Armêni (Ác-mê-ni) thì không bao giờ cử hành lễ Giáng sinh.
Tại một số quốc gia, dầu Giáo hội Tin Lành rất đông đúc, thịnh vượng, nhưng không cử lễ Giáng sinh cách rầm rộ như ở Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.
Đặc điểm của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là tổ chức Lễ Giáng sinh rất long trọng. Nhưng rất tiếc có một số chi hội lại không tổ chức Lễ Ngũ Tuần để kỷ niệm Chúa Thánh Linh giáng xuống trong Hội Thánh.
Nhưng vào thế kỷ thứ tư, thì giáo nghi của Hội Thánh còn lưu lại rằng Hội Thánh bấy giờ biệt riêng ngày 25 tháng 12 cử hành lễ Giáng sinh. Ấy là giữa năm 325 và 354 SC. Vào năm 336 tại La-mã côngï nhận ngày 25 tháng 12 là Sinh nhựt của Chúa Giê-xu Krit.
Người ta tin tưởng có lẽ Constantine Đại đế đã chọn ngày nầy vì là ngày lễ phổ thông của mặt trời, rồi lập thành ngày lễ Giáng sinh của Chúa. Nhưng Thánh Kinh không nói rõ ngày giờ Chúa giáng sinh.
Geogory Nazianzen và Chrysostom đã phổ cập lễ nầy tại Constantinople Các Hội Thánh ở phương đông chống đối quyết liệt sự thiết lập lễ nầy, đặc biệt ở Xi-ri phản đối mạnh mẽ. Mãi vào năm 431 SC các Hội Thánh ở Ai Cập mới bắt đầu cử lễ Giáng sinh.
Còn Armêni (Ác-mê-ni) thì không bao giờ cử hành lễ Giáng sinh.
Tại một số quốc gia, dầu Giáo hội Tin Lành rất đông đúc, thịnh vượng, nhưng không cử lễ Giáng sinh cách rầm rộ như ở Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.
Đặc điểm của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là tổ chức Lễ Giáng sinh rất long trọng. Nhưng rất tiếc có một số chi hội lại không tổ chức Lễ Ngũ Tuần để kỷ niệm Chúa Thánh Linh giáng xuống trong Hội Thánh.