LỜI THỀ, LỜI THỀ NGUYỆN

                                                            

Thánh Kinh có đề cập đến từ lời thề hay lời thề nguyện. Lời thề hay lời thề nguyện có ý nghĩa như một lời rủa sả một người mà mình biết tên tuổi hoặc không biết tên tuổi. Như câu chuyện Sau-lơ phát thề nguyện nhưng lại là rủa sả. ISa1Sm 14:24 chép: “Trong ngày ấy người I-xơ-ra-ên gặp cảnh khốn đốn vì Sau-lơ đã buộc dân dưới một lời thề nguyện rằng “Đáng rủa sả cho bất cứ kẻ nào ăn thức ăn trước khi trời tối, trước khi tôi báo thù những kẻ thù nghịch tôi”.
Trong trường hợp này lời thề nguyện tăng hiệu quả cho lời rủa sả và lệnh của ông ta.
Nhưng lời thề nguyện được cả Đức Chúa Trời và loài người thề nguyện:
Đối với Đức Chúa Trời thì đây là một lời thề nguyện thánh, long trọng với lời thánh khiết, trong sự công bình, chánh trực của Ngài hầu con dân Chúa tin cậy nương nhờ vào lời hứa Ngài (
EsIs 45:20-24). Chúa không có ai lớn hơn mình để nhân Danh hay chỉ vào để thề nguyện thì Ngài nhân Danh Ngài và chỉ vào chính mình Ngài mà thề (HeDt 6:13 16,17;). Ở Exe Ed 33:11 thì Chúa lấy sự sống mình mà thề rằng: “Thật như Ta hằng sống!”. Ở MaMl 3:6 lại có lời thề Ngài “Vì ta là Gia-vê. Ta không hề thay đổi …”. Dụng ý Đức Chúa Trời dùng lời thề để phán với loài người (như tiên tri đã chép lại) là muốn tỏ tình thương yêu không hề biến cải của Ngài. Lời Ngài phán vẫn y nguyên như chính mình Ngài vậy, hầu họ vững mạnh trong đức tin. Trong các lời thề ấy cũng có bao hàm đến sự sửa phạt kẻ không vâng lời Chúa mà phạm tội, không tiếp nhận Ngài và sự cứu rỗi nhưng không của Ngài (Thi Tv 110:4-6).
Đối với sự cứu rỗi loài người trong Đức Chúa Giê-xu Krit thì Đức Chúa Trời đã long trọng thề như có chép ở
HeDt 7:20-28. Thánh Kinh cũng dùng nguyên tắc Thần Nhân đồng hình mà luận giải.
Đối với loài người thì khi họ thề nguyện, nhân Danh Chúa chỉ về Chúa mà thề nguyện hầu lời ấy được xác chứng là chắc chắn. Nhưng luôn luôn lời thề ấy đều có mục đích làm vinh hiển Chúa (
PhuDnl 6:13, EsIs 45:23, HeDt 6:11). Tuy nhiên Thánh Kinh nghiêm cấm loài người nhân danh tà thần mà thề nguyện (Gie Gr 12:16, AmAm 8:14). Những kẻ chỉ Ba-anh, A-xê-ra tà thần mà thề bị Chúa đoán phạt nặng.
Trong luật pháp Mô-se có chép sự nghiêm ngặt trong vấn đề thề nguyện (
XuXh 20:7, LeLv 19:12) “chớ lấy Danh Chúa mà làm chơi” “chớ lấy Danh Chúa mà thề dối!”. Những kẻ thề dối hoặc một chứng nhân chối lời thề sẽ bị hình phạt nặng như ném đá v.v… (LeLv 5:1-6, 6:1-5).
Đối với Chúa Giê-xu thì Ngài dạy đừng thề nguyện vì thề nguyện thì mắc tội (xin đọc
Mat Mt 5:33-37) vì không cần thiết như Chúa dạy. Trong khi chúng ta sinh hoạt giao dịch tại trần gian độc ác nầy, lắm khi họ “chụp mũ” “vu khống” và con dân Chúa bào chữa mình không được dùng lời thề để chứng quyết.
Trước toà án xét đoán Ngài và thầy thượng tế buộc Chúa Giê-xu phải chỉ Đức Chúa Trời hằng sống mà thề (
Mat Mt 26:63). Chúa Giê-xu không thề nhưng chỉ nói: “Thật như lời” (câu 64). Ở IICo 2Cr 1:23, GaGl 1:20 ám nhận thánh Phao-lô cũng có lời thề hầu xác quyết lời và hành động mình.
Thánh Kinh xác nhận Đức Chúa Trời bị ràng buộc bởi một lời thề (
HeDt 6:13-18 xin mở Thánh Kinh đọc). Đức Chúa Trời bị ràng buộc bởi lời thề hứa của Ngài với giao ước mà Ngài đã lập với dân I-xơ-ra-ên, với các tổ phụ họ (SaSt 50:24). Phải, những lời Đức Chúa Trời hứa mà Ngài cần làm hoàn thành với dân Chúa. Như lời hứa đối với triều đại Đa-vít, dòng dõi ông (Thi Tv 89:19) Thi Tv 110:1-4 về Mê-xi-a.
Sự bảo đảm trọn lời thề hứa với tuyển dân Ngài là Giê-xu Krit đã giáng sanh và tất cả sẽ được ứng nghiệm khi Ngài tái lâm (
LuLc 11:68-73, 2:6-14, Cong Cv 2:30, HeDt 7:20-28). 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.