LY GIÁO



Hy văn “Schisma” dịch là Ly giáo. Thần học căn cứ theo từ nầy để thảo luận. Tà giáo và Ly giáo dị biệt nhau. Tà giáo không phải là Ly giáo. Tà giáo chủ trương giảng dạy những giáo lý chống đối hay dị biệt với đức tin của Cơ-đốc giáo. Nhưng Ly giáo thì chống đối tình thương yêu nhân từ chứ không phải chống đối lẽ đạo.
(1) Nguồn gốc của Ly giáo: Ly giáo phát xuất từ nguồn gốc tội lỗi, như Thánh Kinh Cựu ước chứng minh. Vì tội lỗi kiêu ngạo của nhân loại Đức Chúa Trời phân tán loài người ra khắp thế gian theo tiếng nó, màu da họ và và chuẩn bị cho sự cứu rỗi (
PhuDnl 32:8). Nhưng tội lỗi đã thay đổi cớ sự nầy ra bao nhiêu cuộc tranh đấu, bạo loạn, giết chóc vì ly cách, chia rẽ nhau. Dầu Áp-ra-ham được lựa chọn hầu muôn dân được phước nhưng trước khi Con Trời ngự lai còn bao nhiêu sự Ly giáo, tranh đấu, chết chóc nữa, kết quả Ly giáo hăm dọa đời sống đức tin của tuyển dân Chúa, phá đổ nền tảng xã hội của dân sự Chúa nữa. Đền tạm đóng ở Xi-chem và Xi-lô, trung tâm điểm của cuộc thờ phượng, sự hiệp nhứt thể chế thần minh.Và khi Sa-lô-môn xây dựng Đền Thờ Gia-vê Đức Chúa Trời ở Giê-ru-sa-lem thì cuộc thờ phượng Chúa Gia-vê và thể chế quân chủ được thống nhất.
Nhưng Nam Bắc chia đôi và Ly giáo xuất hiện. Tội lỗi thờ hình tượng con bò bằng vàng của Giê-rô-bô-am 1 kéo dài suốt qua bao đời vua của I-xơ-ra-ên và cuối cùng bị đày qua A-xi-ri, Ai cập và sau hết qua Ba-by-lôn. Ly giáo có ảnh hưởng mạnh trên cuộc chánh trị, an ninh của quốc gia Do-thái lúc bấy giờ, khiến họ trở nên yếu đuối, không thể dẫn đưa nhiều dân tộc nhiều nuớc đến với Gia-vê.
Tân ước ghi chép lời Chúa Giê-xu luôn luôn nói: “Chỉ một bầy và một Người chăn thôi” (
GiGa 10:16). Nhưng rất đau buồn cho Bầy của Ngài theo thời gian, Người chăn thật và người chăn thuê lẫn lộn với nhau, trong Bầy thì chiên, dê khó phân biệt, chiên ghẻ, chiên lành cũng khó phân chia được.
Chúng ta có thể nêu lên đây một số Ly giáo xuất phát từ Cơ-đốc giáo như Ly giáo Donatist, Ly giáo Đông phương, Ly giáo Tây phương và Đại Ly giáo. Về Ly giáo Donatist thì hãy lưu ý đến sự chống đối của họ về sự bại hoại trong Giáo hội Cơ-đốc lúc bấy giờ. Nhóm Ly giáo nầy xuất hiện trong cuộc bách hại dưới đời Diocletian. Giáo phụ Augustine đã viết luận án chống lại nhóm giáo lý nầy, họ tách khỏi Giáo hội. Từ trước đến nay chưa ai công nhận nhóm nầy là Hội Thánh chân chánh của Chúa; các Hội Thánh Đông phương và Tây phương cũng được gọi là Ly giáo. Hai bên chia rẽ nhau vì quyền lực của La-mã lớn mạnh mỗi ngày chống nghịch lại Contantinople. Sau nhiều thế kỷ hai bên kình chống nhau và rốt lại thì Giáo hội bị xé rách. Vào năm 1054 hai Giáo hội dứt khoát chia lìa nhau. Giáo phụ Đông phương thì từ chối không tuân phục. Các đại diện của Giáo hoàng đã đặt bản án dứt phép thông côngï trên bàn thờ (Xin đọc Tin Lành là gì?).
Cuộc Ly giáo thứ ba và có thể gọi là một Đại Ly giáo xảy ra vào thế kỷ thứ 14,15. Cuộc Ly giáo nầy xuất hiện sau khi ông Gregory XI qua đời năm 1378. Lúc bấy giờ có hai vị giáo hoàng. Một vị ở Avignon và một vị ở La-mã, giáo hội nghị ở Pisa đã cất chức cả hai vị giáo hoàng và một tân giáo hoàng được tấn phong. Như vậy Giáo hội Cơ-đốc thay vì có hai vị giáo hoàng thì nay lại có ba vị giáo hoàng tại giáo hội nghị Constance, vị giáo hoàng chánh thức là Geogory XII bằng lòng từ chức miễn được công nhận là chánh thức. vào năm 1417 Oddo Colonna được công cử làm giáo hoàng, danh hiệu là Martin V (1417-1431).
Vào đầu thế kỷ thứ 16, các nhà Cải chánh xuất hiện. Hội Thánh Cải chánh xuất hiện. Hội Thánh Cải chánh được lập vững sau nhiều cơn sóng gió, thử thách, bách hại nguy hiểm. Người ta xem các nhà Cải chánh như Martin Luther, John Calvin v.v… như những nhà Ly giáo; ý kiến nầy không phù hợp với chân lý. Đối với La - mã Giáo hội thì kể như là bội đạo, phản đạo chứ không phải Ly giáo. Vì đã bội đạo, phản đạo nên bị đẩy ra khỏi Bầy chiên. Nhưng John Calvin đã lý luận trong tập Thần Học của ông “Justituses of the Christtian Religion” rằng: “La-mã Giáo hội đã khuyết diểm trong công tác truyền Tin Mừng và ban các bí tích, nên không phải là một Giáo hội chân chánh”. Vậy nên không phải ông lìa bỏ Hội Thánh hay Ly giáo. Ông Jonh Calvin còn mạnh mẽ luận đến các dấu hiệu của một Hội Thánh chân chánh và khi một Giáo hội đã mang những dấu hiệu của một đăïc tánh Hội Thánh chân chánh thì không ai dám lìa khỏi Bầy Chúa đâu.
Thánh Kinh đã lên án những kẻ xé rách thân thể Đấng Krit. Đây là một tội trọng. Hoặc là Ly giáo hay phản giáo, làm gương xấu, làm thương tích thân thể Ngài, đụng đến Chúa, thì chắc chắn sẽ bị Chúa hình phạt nặng hoặc nhãn tiền hay tương lai.
Trong
ICo1Cr 1:10, thánh Phao-lô nói đến sự chia rẽ những đảng hay phe phái, theo ông A-bô-lô hoặc ủng hộ ông Phao-lô hay ông Phi-e-rơ. Về phần tinh thần thì có sự chia rẽ như thế, nhưng bề ngoài vẫn hiệp nhứt một Hội Thánh. Trong ICo1Cr 11:18 Phao-lô có nói đến “sự chia rẽ và bè đảng” trong Hội Thánh Cô-rinh-tô. Sự chia rẽ, bè đảng nầy do sự kỳ thị giai cấp trong xã hội, chớ không phải do sự tranh chấp giáo lý hay tôn giáo. Qua đoạn 12 Phao-lô nhấn mạnh đến sự khôn ngoan của Thánh Linh, đã lập vững sự hoà hợp trong các ban viên của Hội Thánh, hầu đạt đến một mục đích duy nhứt là phục vụ Chúa, làm vinh danh Chúa cũng như các cơ thể trong một thân thể vậy. Không nên vì các ân tứ Chúa ban cho mỗi Cơ-đốc nhân mà ganh tị nhau. Tuy nhiên, mỗi người Tin Lành của mỗi chi hội nên nhớ rằng tội lỗi đã biến các sự chia rẽ ra Ly giáo. Lịch sử Giáo hội Tin Lành đã chứng minh rồi, Ly giáo hay Dị giáo, (tà giáo) đều đe dọa đời thuộc linh của cá nhân, gia đình Cơ-đốc nhân và chi hội của mình. Vì sự tồn vong và sự phát triển của Giáo hội, mỗi con cái thật của Chúa hãy hết lòng kính sợ Chúa và mến yêu Hội Thánh Ngài, hằng giữ mình trong Chánh đạo của Chúa. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.