Đây là con người lịch sử chớ không phải
thần thoại. Mên-chi-xê-đéc là vị vua của Giê-ru-sa-lem (SaSt 14:118 - 20). Mên-chi-xê-đéc cũng là thầy tư tế của
Đức Chúa Trời Chí Cao. Mên-chi-xê-đéc đã chúc phước cho Áp-ra-ham. Tuy nhiên lý
lịch của ông không có nhiều chi tiết. Mên-chi-xê-đéc cũng như Áp-ra-ham thờ độc
tôn thần (SaSt 14:18-22). Theo Thi
thiên thứ 110, về phương diện tiên tri thì Mên-chi-xê-đéc là kiểu mẫu chức tư
tế của Mê-xi-a. Trước hết Đa-vít nhấn mạnh đến:
(1) Thần táùnh của Mê-xi-a (câu 1; Mat Mt 22:41-46).
(2) Vương vị của Ngài (câu 1; Cong Cv 2:34-36).
(3) Về chức tư tế của Ngài (câu 4) tức chức tư tế của Mê-xi-a.
Lời tiên tri nầy rất quan hệ, chứng minh sự liên hệ giữa Sáng thế ký và Tân ước.
Về hình bóng thì Mên-chi-xê-đéc nói lên sự cao trọng của chức tư tế của Đấng Krit hơn chức tư tế của A-rôn (HeDt 5:6,10, 6:20. đặc biệt đoạn 7).
Về lịch sử như Sáng thế ký đã ký thuật; về tiên tri thì Thánh thi (Thi) đã nói rõ ràng Mên-chi-xa-đéc là vua công bình, ngự tại Giê-ru-sa-lem, không ngày sinh ngày qua đời được tấn phong làm thầy tư tế và làm vua, nhận một phần mười dâng và và ban phước cho Áp-ra-ham. Mên-chi-xê-đéc giữ chức tư tế với một lời thề nguyện. Ông vừa giữ chức tư tế và vua nữa. Đấng Krit cũng như Mên-chi-xê-đéc cao trọng hơn A-rôn nhiều lắm (HeDt 7:4,6) và cũng cao trọng hơn Lê-vi nữa. (HeDt 7:5,8).
Về phương diện diễn giải ý nghĩa thì Mên-chi-xê-đéc làm ví dụ để giải nghĩa các tên, các danh xưng, về sự sâu sắc của lịch sử của xa xưa; về sự liên quan giữa lịch sử với lời tiên tri và hình bóng về sự hiệp một của Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước, về tiềm tàng chức vụ của Mê-xi-a đối với cả thế gian nầy và về sự huỷ bỏ các nghi thức lễ lược xưa, cũng như về sự lành mạnh và mầu nhiệm của sự hà hơi hay cảm thức của Đức Chúa Trời.
(1) Thần táùnh của Mê-xi-a (câu 1; Mat Mt 22:41-46).
(2) Vương vị của Ngài (câu 1; Cong Cv 2:34-36).
(3) Về chức tư tế của Ngài (câu 4) tức chức tư tế của Mê-xi-a.
Lời tiên tri nầy rất quan hệ, chứng minh sự liên hệ giữa Sáng thế ký và Tân ước.
Về hình bóng thì Mên-chi-xê-đéc nói lên sự cao trọng của chức tư tế của Đấng Krit hơn chức tư tế của A-rôn (HeDt 5:6,10, 6:20. đặc biệt đoạn 7).
Về lịch sử như Sáng thế ký đã ký thuật; về tiên tri thì Thánh thi (Thi) đã nói rõ ràng Mên-chi-xa-đéc là vua công bình, ngự tại Giê-ru-sa-lem, không ngày sinh ngày qua đời được tấn phong làm thầy tư tế và làm vua, nhận một phần mười dâng và và ban phước cho Áp-ra-ham. Mên-chi-xê-đéc giữ chức tư tế với một lời thề nguyện. Ông vừa giữ chức tư tế và vua nữa. Đấng Krit cũng như Mên-chi-xê-đéc cao trọng hơn A-rôn nhiều lắm (HeDt 7:4,6) và cũng cao trọng hơn Lê-vi nữa. (HeDt 7:5,8).
Về phương diện diễn giải ý nghĩa thì Mên-chi-xê-đéc làm ví dụ để giải nghĩa các tên, các danh xưng, về sự sâu sắc của lịch sử của xa xưa; về sự liên quan giữa lịch sử với lời tiên tri và hình bóng về sự hiệp một của Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước, về tiềm tàng chức vụ của Mê-xi-a đối với cả thế gian nầy và về sự huỷ bỏ các nghi thức lễ lược xưa, cũng như về sự lành mạnh và mầu nhiệm của sự hà hơi hay cảm thức của Đức Chúa Trời.