Tập giải kinh (Midrash): Từ ngữ Midrash
phát xuất từ gốc Hy-bá-lai ngữ: Dàrăs có nghĩa “dò xét, xem xét, điều tra,
nghiên cứu” tức tìm hiểu một ý tưởng chúng ta chưa thấy được trên bề nổi. Nó có
liên hệ đến một bài trình luận mang màu sắc mô phạm và thuyết giảng nữa. Trong
Cựu ước có đề cập đến hai lần như IISu
2Sb 13:22.
Đây là tập truyện hay giải nghĩa của tiên tri I-đô. Còn ở IISu 2Sb 24:27 là tập truyện hay tập chú giải về các vua. Có thể
là những tập truyện hay những tập giải thích có màu sắc mô pham và lịch sử nữa.
Người ta có thể nói Mi-đơ-rát (Midrash) là tập giải nghĩa của các thầy Rabi Do-thái và đồng thời là một phương pháp giải kinh ngay vào ý nghĩa của khúc, đoạn kinh ấy. Những tập giải nghĩa Hidrashim (đa số) được phân chia làm hai hạng. Midrash Halacha và Midrash Haggadah. Midrash Halacha là khẩu luật, Midrash Haggadah là sự giải thuật các phần không chính thức của Kinh văn để gây dựng. Gốc tích của công tác nầy phát xuất từ thời của Soferim (thời các thầy thông giáo, văn sĩ) và theo truyền thống của người Do-thái thì côngï nhận Ê-xơ-ra là nhà văn sĩ, thông giáo (Seforim) đầu tiên. Tuy nhiên các tập Midrashsim (đa số) chỉ được thu nhập thành bộ vào thế kỷ thứ hai thôi. Khi chúng ta nghiên cứu các sách Midrash thì nhận được nhiều sự soi sáng, giúp đỡ chúng ta hiểu được sách Tin Lành đã ghi chép một số điều có liên hệ đến sự tin kính của người Do-thái. các thầy Ra-bi Do-thái Công nhận sách Midrash Halacha rất quan trọng. Midrash Halacha nghiêm chỉnh dạy về luân lý, đạo đức và có chủ đích giải bày ý nghĩa sâu sắc của luật pháp (Mô - se). Họ tin rằng thời hậu phu tù khi từ Ba-by-lôn trở về Ê-xơ-ra có huấn luyện những học giả để giải kinh thích hợp cho thời thế và bối cảnh mới của họ.
Những tập Midrash Halacha cũ hoặc xưa người ta tìm được trong thời Tannanitic (100-200 TC)là những tập nầy.
(1) Mechilta (luật lệ) về phần Xuất Ai cập.
(2) Sách Siphrah về Lê-vi ký.
(3) Siphre về Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký.
Về Midrash Haggada thì có bản chất thuyết giảng hoặc giải kinh theo phương pháp bồi linh, mục đích xây dựng đời thuộc linh. Các tập sách thuộc loại Midrash Haggdah như:
(1) Tanchuma thuộc thế kỷ thứ 4
(2) Midrash Raba thuộc thể kỷ thứ 6 đến 12
Người ta có thể nói Mi-đơ-rát (Midrash) là tập giải nghĩa của các thầy Rabi Do-thái và đồng thời là một phương pháp giải kinh ngay vào ý nghĩa của khúc, đoạn kinh ấy. Những tập giải nghĩa Hidrashim (đa số) được phân chia làm hai hạng. Midrash Halacha và Midrash Haggadah. Midrash Halacha là khẩu luật, Midrash Haggadah là sự giải thuật các phần không chính thức của Kinh văn để gây dựng. Gốc tích của công tác nầy phát xuất từ thời của Soferim (thời các thầy thông giáo, văn sĩ) và theo truyền thống của người Do-thái thì côngï nhận Ê-xơ-ra là nhà văn sĩ, thông giáo (Seforim) đầu tiên. Tuy nhiên các tập Midrashsim (đa số) chỉ được thu nhập thành bộ vào thế kỷ thứ hai thôi. Khi chúng ta nghiên cứu các sách Midrash thì nhận được nhiều sự soi sáng, giúp đỡ chúng ta hiểu được sách Tin Lành đã ghi chép một số điều có liên hệ đến sự tin kính của người Do-thái. các thầy Ra-bi Do-thái Công nhận sách Midrash Halacha rất quan trọng. Midrash Halacha nghiêm chỉnh dạy về luân lý, đạo đức và có chủ đích giải bày ý nghĩa sâu sắc của luật pháp (Mô - se). Họ tin rằng thời hậu phu tù khi từ Ba-by-lôn trở về Ê-xơ-ra có huấn luyện những học giả để giải kinh thích hợp cho thời thế và bối cảnh mới của họ.
Những tập Midrash Halacha cũ hoặc xưa người ta tìm được trong thời Tannanitic (100-200 TC)là những tập nầy.
(1) Mechilta (luật lệ) về phần Xuất Ai cập.
(2) Sách Siphrah về Lê-vi ký.
(3) Siphre về Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký.
Về Midrash Haggada thì có bản chất thuyết giảng hoặc giải kinh theo phương pháp bồi linh, mục đích xây dựng đời thuộc linh. Các tập sách thuộc loại Midrash Haggdah như:
(1) Tanchuma thuộc thế kỷ thứ 4
(2) Midrash Raba thuộc thể kỷ thứ 6 đến 12