NGÀY LỄ



Theo truyền thống thì nhân loại cả hoàn vũ đều giữ các ngày lễ theo mùa, theo thời tiết hay theo lịch chung.
Nhưng ở Palestine thì nhân dân lại giữa các ngày lễ theo luật pháp hay theo luật lệ của Mô-se. Họ giữ các ngày lễ nầy để ghi nhớ ân điển của sự cứu rỗi của Chúa nữa như trong ngày Sa-bát.
Chúng ta cũng thấy ý niệm nầy trong lễ các tuần (
PhuDnl 16:2). Chúng ta cũng cần phân biệt các lễ Vượt qua, lễ Bánh không men, lễ Các tuần, lễ Lều tạm, lễ Sa-bát và lễ Trăng mới được cử hành tại tư gia.
Về sau họ còn có lễ Phu-rim (Purim) (
Exo Er 9:20) và lễ Dâng hiến (Hanũkkâ) (IMcb 4:59, IIMcb 10:8 Antiquities 12:7,7;).
Sau khi từ Ba-bi-lôn trở về cố quốc thì lễ Tân niên được dời từ tháng Nisan (Alib,
XuXh 12:2) đến tháng Tishri, là tháng bảy. Họ dời như thế cho thích hợp với thiên nhiên hơn là đứng trong khung cảnh sự cứu rỗi.
Dưới chế độ quân chủ, nhân dân thường kiêng ăn (nhịn ăn, cử ăn) trong các ngày lễ. Nhưng chỉ trong ngày lễ chuộc tội thì luật pháp Mô-se có truyền dạy phải kiêng ăn. Còn vào các ngày lễ khác họ tình nguyện mà thôi, không bị ép buộc.
Cong Cv 27:9 có chép khi Phao-lô bị nạn vì cơn bão lớn, thuyền ông bị trôi bồng bềnh trên biển thì khi kỳ kiêng ăn đã qua rồi v.v... chứng tỏ có ngày kiêng ăn theo luật lệ Mô-se.
Cơ-đốc nhân gốc người Do-thái trong các thế kỷ đầu tiên của đạo Cơ-đốc thường tiếp tục giữ các ngày lễ ấy trừ ra lễ Vượt Qua và lễ Ngũ tuần, Lần lần họ loại bỏ hai lễ nầy tức lễ Vượt qua và lễ Ngũ tuần của Mô-se chớ không phải lễ Ngũ tuần của Thánh Linh giáng lâm đâu.
Thánh Phao-lô cũng đã viết thư cho Hội Thánh Cô-lô-se và cũng là thư luân lưu giữa các Hội Thánh và dạy họ rằng: “Bởi vậy anh em chớ để một ai đoán xét anh em về thức ăn và thức uống hoặc về các kỳ lễ, về ngày trăng non hay ngày Sa-bát. Những điều nầy chỉ là hình bóng của các sự việc sẽ xảy đến còn thực thể thì ở trong Đấng Krit vậy” (
CoCl 2:16,17). 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.