Sáng thế ký chép; “Ngài nghỉ các công
việc của Ngài đã làm”.
Chúng ta hiểu lầm từ nghỉ ở đây là nghỉ ngơi vì mệt. - Sai, không phải đâu. Đức Chúa Trời Đấng mạnh sức, quyền năng, tạo dựng nên mọi sự, toàn năng, vậy Ngài không mệt đâu.
Động từ nghỉ đây là Sàbạt chớ không phải Mĩah.
Đức Chúa Trời nghỉ các công việc Ngài đã làm tức Ngài ngưng lại, ngừng lại vì là đầy đủ rồi. Về từ Mĩah, thì luôn luôn được dùng cho loài người, loài thú khi làm việc mệt nhọc phải nghỉ dưỡng sức vậy.
So sánh SaSt 2:2 và GiGa 5:17 thì giúp chúng ta hiểu thêm ý nghĩa Đức Chúa Trời làm việc cho đến bây giờ. Chúa không nghỉ ngơi phút nào cả. Cho nên từ nghỉ ở SaSt 2:2 đó có nghĩa là ngưng, ngừng lại thôi. Đối với dân I-xơ-ra-ên (Do-thái) thì ngày yên nghỉ là ngày họ nghỉ để bồi dưỡng sức lực. Nhưng ngày ấy họ cũng đi học Torah, đi thờ Chúa v.v... XuXh 23:12 là ngày nghỉ cho các súc vật làm việc cả tuần. Con dân của Chúa sẽ có một ngày yên nghỉ (HeDt 4:9) Sabbatimos. Không phải một ngày, một năm Sa-bát yên nghỉ nhưng một đời sống yên nghỉ. Ấy là ngày họ tin Chúa, dâng hiến mình cho Chúa và được an bình, nghỉ ngơi khỏi thế gian tội lỗi. Họ có một đời sống yên nghỉ trong lành(Mat Mt 11:28). và khi họ vào Nước Chúa thì thật là một đời sống yên nghỉ trọn vẹn.
Khi một người bằng lòng đồng chịu đóng đinh với Chúa trên cây thập tự thì ho thật nghỉ ngơi, không còn tranh đấu gì với xác thịt (người cũ) tội lỗi, thế gian. Họ yên nghỉ, nghỉ ngơi trong Chúa, như Chúa đã hứa đó (Mat Mt 11:28)
Về Lai thế thì trong Thiên Hi Niên và Nước đời đời của Chúa thì họ hưởng được một đời sống yên nghỉ trọn vẹn, công bình, thánh khiết và đầy tình thương yêu.
Chúng ta hiểu lầm từ nghỉ ở đây là nghỉ ngơi vì mệt. - Sai, không phải đâu. Đức Chúa Trời Đấng mạnh sức, quyền năng, tạo dựng nên mọi sự, toàn năng, vậy Ngài không mệt đâu.
Động từ nghỉ đây là Sàbạt chớ không phải Mĩah.
Đức Chúa Trời nghỉ các công việc Ngài đã làm tức Ngài ngưng lại, ngừng lại vì là đầy đủ rồi. Về từ Mĩah, thì luôn luôn được dùng cho loài người, loài thú khi làm việc mệt nhọc phải nghỉ dưỡng sức vậy.
So sánh SaSt 2:2 và GiGa 5:17 thì giúp chúng ta hiểu thêm ý nghĩa Đức Chúa Trời làm việc cho đến bây giờ. Chúa không nghỉ ngơi phút nào cả. Cho nên từ nghỉ ở SaSt 2:2 đó có nghĩa là ngưng, ngừng lại thôi. Đối với dân I-xơ-ra-ên (Do-thái) thì ngày yên nghỉ là ngày họ nghỉ để bồi dưỡng sức lực. Nhưng ngày ấy họ cũng đi học Torah, đi thờ Chúa v.v... XuXh 23:12 là ngày nghỉ cho các súc vật làm việc cả tuần. Con dân của Chúa sẽ có một ngày yên nghỉ (HeDt 4:9) Sabbatimos. Không phải một ngày, một năm Sa-bát yên nghỉ nhưng một đời sống yên nghỉ. Ấy là ngày họ tin Chúa, dâng hiến mình cho Chúa và được an bình, nghỉ ngơi khỏi thế gian tội lỗi. Họ có một đời sống yên nghỉ trong lành(Mat Mt 11:28). và khi họ vào Nước Chúa thì thật là một đời sống yên nghỉ trọn vẹn.
Khi một người bằng lòng đồng chịu đóng đinh với Chúa trên cây thập tự thì ho thật nghỉ ngơi, không còn tranh đấu gì với xác thịt (người cũ) tội lỗi, thế gian. Họ yên nghỉ, nghỉ ngơi trong Chúa, như Chúa đã hứa đó (Mat Mt 11:28)
Về Lai thế thì trong Thiên Hi Niên và Nước đời đời của Chúa thì họ hưởng được một đời sống yên nghỉ trọn vẹn, công bình, thánh khiết và đầy tình thương yêu.