“Gôyim” Hy-bá-lai từ chỉ về người ngoại
bang là các dân tộc không phải là Do-thái. Các bản Việt ngữ dịch; các nước hay
các dân, người ngoại bang. “Am”: Hy-bá-lai từ có nghĩa dân sự chỉ dùng trong
phạm vi người I-xơ-ra - ên. Bản LXX dùng hai từ Hy văn Ethnos và Laos (LuLc 2:32)
để phân biệt như vậy. Nhưng Thánh Kinh Cựu Ước dự ngôn về Chúa Giê-xu Krit.
Người đầy tớ chịu đau đớn theo chương trình cứu rỗi của Ngài, thì Ngài chịu
chết thay thế cho cả dân ngoại bang vàa dân Do-thái vậy (EsIs 42:1-25, 49:6, 56:67).
Sau thời kỳ hậu phu tù, khi dân I-xơ-ra-ên được phép trở về tổ quốc họ, thì họ
lập ra những luật lệ khắt khe. Những luật lệ nầy đã gây vấp phạm cho dân ngoại
bang nhưng ích lợi cho dân Do-thái vì nhờ đó họ giữ mình khỏi ảnh hưởng sự sinh
sống của người ngoại và các cuộc thờ lạy tà thần hằng ngày nữa. Như khi một
người Do-thái đi vào nhà của một người ngoại bang ngồi ăn uống với kẻ ngoại
bang thì bị ô uế (Cong Cv 10:28, 11:13,
GiGa 18:28). Những người mộ đạo hay tân tòng Do-thái giáo chỉ
được đứng trong sân của Đền Thờ dành cho người ngoại bang.
Hội Thánh đầu tiên đã khó nhoc tranh đấu với vấn đề Cơ-đốc nhân người ngoại bang gia nhập Hội Thánh. Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem đã tranh luận và quyết nghị, như lời yêu cầu của Phao-lô và sự đồng ý của nhiều người (Cong Cv 15:19). Trong bức thư thông cáo của các nhà lãnh đạo của Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem lúc bấy giờ, không bắt buộc Cơ-đốc nhân phải tuân giữ lễ nghi, luật lệ gì của Do-thái giáo cả; ngoài ra chỉ khuyên hãy kiêng cử các thức ăn không tinh sạch, và đừng phạm các tội lỗi ô uế, vô luân.
Đây là một sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra trong khi Chúa ban ơn điển cứu rỗi cả người ngoại bang và người Do-thái Phao-lô từng viết: “Hiện nay chẳng có sự phân biệt gì hết”. La-mã từ đoạn 9 đến 11 giải bày cây Ôliu làm hình bóng (Gie Gr 11:16, OsHs 14:6). Mộït số nhánh bị gãy, bị chặt rời khỏi gốc vì vô tín. Nhưng nhánh của cây ôliu nhà. Điều nầy hình bóng về người Do-thái và người ngoại bang. Cây ôliu nhà không kết quả, vì vậy các nhánh bị cắt, bị chặt đi và những cành, nhánh của cây ôliu hang được tháp (ghép) vào gốc cây ôliu nhà và kết quả. Cơ-đốc nhân người ngoại bang tin Chúa thì kết quả cho Ngài. Nhánh cây ôliu hoang được ghép vào lại sanh ra trái ngon và sai trái. Như vậy cây ôliu nhà không có điều gì để khoe khoang cả. Thánh Phao-lô xưng mình là “sứ đồ của người ngoại bang” (RoRm 11:13 (Eph Ep 3:3, Cong Cv 22:21). Tuy nhiên ông đã làm trọn trách nhiệm mình.
Thời đại ân điển và dịp tiện Tin Lành cứu rỗi giảng rao cho người ngoại bang trong số đó có người Việt Nam chúng ta. Cảm tạ Đức Chúa Trời Ba Ngôi!
Hội Thánh đầu tiên đã khó nhoc tranh đấu với vấn đề Cơ-đốc nhân người ngoại bang gia nhập Hội Thánh. Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem đã tranh luận và quyết nghị, như lời yêu cầu của Phao-lô và sự đồng ý của nhiều người (Cong Cv 15:19). Trong bức thư thông cáo của các nhà lãnh đạo của Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem lúc bấy giờ, không bắt buộc Cơ-đốc nhân phải tuân giữ lễ nghi, luật lệ gì của Do-thái giáo cả; ngoài ra chỉ khuyên hãy kiêng cử các thức ăn không tinh sạch, và đừng phạm các tội lỗi ô uế, vô luân.
Đây là một sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra trong khi Chúa ban ơn điển cứu rỗi cả người ngoại bang và người Do-thái Phao-lô từng viết: “Hiện nay chẳng có sự phân biệt gì hết”. La-mã từ đoạn 9 đến 11 giải bày cây Ôliu làm hình bóng (Gie Gr 11:16, OsHs 14:6). Mộït số nhánh bị gãy, bị chặt rời khỏi gốc vì vô tín. Nhưng nhánh của cây ôliu nhà. Điều nầy hình bóng về người Do-thái và người ngoại bang. Cây ôliu nhà không kết quả, vì vậy các nhánh bị cắt, bị chặt đi và những cành, nhánh của cây ôliu hang được tháp (ghép) vào gốc cây ôliu nhà và kết quả. Cơ-đốc nhân người ngoại bang tin Chúa thì kết quả cho Ngài. Nhánh cây ôliu hoang được ghép vào lại sanh ra trái ngon và sai trái. Như vậy cây ôliu nhà không có điều gì để khoe khoang cả. Thánh Phao-lô xưng mình là “sứ đồ của người ngoại bang” (RoRm 11:13 (Eph Ep 3:3, Cong Cv 22:21). Tuy nhiên ông đã làm trọn trách nhiệm mình.
Thời đại ân điển và dịp tiện Tin Lành cứu rỗi giảng rao cho người ngoại bang trong số đó có người Việt Nam chúng ta. Cảm tạ Đức Chúa Trời Ba Ngôi!