Giáo hội Cải chánh không tin Giáo lý
Ngục luyện tội. Thánh Kinh và Cứu Chúa Giê-xu không hề nói đến ngục luyện tội.
Nhưng La-mã Giáo hội, Chánh thống Giáo hội dạy rằng có ngục luyện tội, là nơi
Đức Chúa Trời tạm hình phạt và luyện lọc những linh hồn chưa hoàn toàn nên
thánh trước khi họ vào thiên đàng.
Tại ngục luyện tội, linh hồn Cơ-đốc nhân bất toàn sẽ bị đau đớn một thời gian, lâu hay mau không ai biết được, mục đích để tẩy thanh tội lỗi mình. Sau khi linh hồn đương sự được luyện qua lửa, bị đau đớn và trở nên sạch sẽ rồi thì được vào thiên đàng hạnh phúc vui sướng.
Ngục luyện tội không phải nơi thử nghiệm nhưng là một chỗ để linh hồn được tẩy thanh.
Thời gian các linh hồn nầy được rút ngắn hoặc giảm thiểu nhờ lời cầu thay, nhờ các công đức của các tín hữu khác ở trần gian, đặc biệt là nhờ lễ Mi-sa. Có thể linh hồn ấy sẽ phải cứ ở trong ngục luyện tội cho đến ngày phán xét cuối cùng.
Vị Giáo hoàng có quyền trên ngục luyện tội. Vì vậy bởi các Miễn xá tội và các Sắc lệnh của Giáo hoàng có thể giảm thiểu hoặc kết thúc các sự đau đớn và kỳ tẩy thanh cho các linh hồn đang ở trong ngục luyện tội nầy.
Các giáo lý nầy được căn cứ trên nền tảng của sách Mắc-ca-bê II (Thứ Kinh) đoạn IIMcb 12:42-45 (xin xem sách Thứ Kinh (Apocrypha) 14 tập đã dịch ra Việt ngữ). Sách Mắc-ca-bê thì thuộc vào Thứ Kinh vì không thuộc kinh điển.
Anh quốc Giáo hội (Chruch of England) đã sắp xếp các sách Thứ kinh nầy giữa Cựu Ước và Tân Ước để Cơ-đốc nhân đọc và nhận được sự dạy dỗ về đạo đức luân lý thôi.
Trong khúc sách nầy chỉ nói đến quân nhân phạm tội thờ hình tượng nên cần được Chúa tha tội và chuộc tội cho. Người ta cũng trưng dẫn một khúc sách khác, đoạn khác từ Thánh Kinh để chứng minh cho giáo lý ngục luyện tội: EsIs 4:4, MiMk 7:8, XaDr 9:11, MaMl 3:2,3, Mat Mt 12:32, ICo1Cr 3:13-15, 15:29.
Người ta giải nghĩa ép các câu nầy để áp dụng làm nền tảng cho giáo lý nầy, nhưng thật ra Thánh Kinh không hề đề cập đến ngục luyện tội. Nếu theo sự giải nghĩa và tin tưởng nói trên thì:
1. Giáo hội tự tiện bổ sung công cuộc cứu chuộc của Đấng Krit và cho rằng sự hy sinh của Chúa chưa đầy đủ để cứu chuộc tội nhân.
2. Chúng ta đề cao công đức loài người. Các việc từ thiện, bố thí, việc xã hội, cứu tế có giá trị hơn ơn cứu chuộc của Chúa. Nhưng việc từ thiện v.v... của loài người Chúa phán quyết là như áo dơ bẩn vấy tội lỗi trong đó, không có quyền cứu ai.
3. Loài người như có sức có quyền có sự khôn ngoan làm nhiều điều tốt lành, chỉ với nhau, trước nhãn quan của con người thôi, chớ không có giá trị trước Đức Chúa Trời.
4. Nếu loài người có thể giải cứu những linh hồn ở trong ngục luyện tội thỉ Giáo hội cầm quyền trên cõi thuộc linh chớ không phải Đức Chúa Trời rồi. Loài người lấn quyền Chúa. Nhưng theo Lời Chúa, Lẽ thật Thánh Kinh chứng minh thì không có ngục luyện tội và Chúa phán: GiGa 3:16, 3:36, Cong Cv 16:31, 4:12, GiGa 15:1-5.
Tại ngục luyện tội, linh hồn Cơ-đốc nhân bất toàn sẽ bị đau đớn một thời gian, lâu hay mau không ai biết được, mục đích để tẩy thanh tội lỗi mình. Sau khi linh hồn đương sự được luyện qua lửa, bị đau đớn và trở nên sạch sẽ rồi thì được vào thiên đàng hạnh phúc vui sướng.
Ngục luyện tội không phải nơi thử nghiệm nhưng là một chỗ để linh hồn được tẩy thanh.
Thời gian các linh hồn nầy được rút ngắn hoặc giảm thiểu nhờ lời cầu thay, nhờ các công đức của các tín hữu khác ở trần gian, đặc biệt là nhờ lễ Mi-sa. Có thể linh hồn ấy sẽ phải cứ ở trong ngục luyện tội cho đến ngày phán xét cuối cùng.
Vị Giáo hoàng có quyền trên ngục luyện tội. Vì vậy bởi các Miễn xá tội và các Sắc lệnh của Giáo hoàng có thể giảm thiểu hoặc kết thúc các sự đau đớn và kỳ tẩy thanh cho các linh hồn đang ở trong ngục luyện tội nầy.
Các giáo lý nầy được căn cứ trên nền tảng của sách Mắc-ca-bê II (Thứ Kinh) đoạn IIMcb 12:42-45 (xin xem sách Thứ Kinh (Apocrypha) 14 tập đã dịch ra Việt ngữ). Sách Mắc-ca-bê thì thuộc vào Thứ Kinh vì không thuộc kinh điển.
Anh quốc Giáo hội (Chruch of England) đã sắp xếp các sách Thứ kinh nầy giữa Cựu Ước và Tân Ước để Cơ-đốc nhân đọc và nhận được sự dạy dỗ về đạo đức luân lý thôi.
Trong khúc sách nầy chỉ nói đến quân nhân phạm tội thờ hình tượng nên cần được Chúa tha tội và chuộc tội cho. Người ta cũng trưng dẫn một khúc sách khác, đoạn khác từ Thánh Kinh để chứng minh cho giáo lý ngục luyện tội: EsIs 4:4, MiMk 7:8, XaDr 9:11, MaMl 3:2,3, Mat Mt 12:32, ICo1Cr 3:13-15, 15:29.
Người ta giải nghĩa ép các câu nầy để áp dụng làm nền tảng cho giáo lý nầy, nhưng thật ra Thánh Kinh không hề đề cập đến ngục luyện tội. Nếu theo sự giải nghĩa và tin tưởng nói trên thì:
1. Giáo hội tự tiện bổ sung công cuộc cứu chuộc của Đấng Krit và cho rằng sự hy sinh của Chúa chưa đầy đủ để cứu chuộc tội nhân.
2. Chúng ta đề cao công đức loài người. Các việc từ thiện, bố thí, việc xã hội, cứu tế có giá trị hơn ơn cứu chuộc của Chúa. Nhưng việc từ thiện v.v... của loài người Chúa phán quyết là như áo dơ bẩn vấy tội lỗi trong đó, không có quyền cứu ai.
3. Loài người như có sức có quyền có sự khôn ngoan làm nhiều điều tốt lành, chỉ với nhau, trước nhãn quan của con người thôi, chớ không có giá trị trước Đức Chúa Trời.
4. Nếu loài người có thể giải cứu những linh hồn ở trong ngục luyện tội thỉ Giáo hội cầm quyền trên cõi thuộc linh chớ không phải Đức Chúa Trời rồi. Loài người lấn quyền Chúa. Nhưng theo Lời Chúa, Lẽ thật Thánh Kinh chứng minh thì không có ngục luyện tội và Chúa phán: GiGa 3:16, 3:36, Cong Cv 16:31, 4:12, GiGa 15:1-5.