ĐỒI BẠI (Bại hoại, Hư Hoại) (Sự)



Cả trong Cựu ước và Tân ước từ nầy có hai ý nghĩa; thuộc thể và thuộc linh.
Cựu ước dùng Hy bá lai ngữ trước hết để diễn tả sự hư hoại, hư mục, mục nát thể xác (
EsIs 52:14, LeLv 22:25, DaDn 10:8). Thân thể con người hoặc thú vật, hoặc các loài thảo mộc v.v… đều theo thời gian hoặc bệnh hoạn mà hư hoại, hư mục hay mục nát đi. Nhưng Cựu ước cũng dùng một động từ nữa là Sahat chỉ về hành động đang mục nát hư hoại, hoặc tiến đến sự bại hoại, hư hoại vì đạo đức, luân lý vì tội lỗi hoành hành (SaSt 6:12, XuXh 32:7, OsHs 9:9). Thi Tv 16:10 có chép: “Vì Ngài không bỏ rơi tôi trong huyệt mả, và cũng chẳng để cho Đấng thánh Ngài thấy sự thối rửa (hư nát).
Tân ước thì dùng từ Hy văn để chỉ về sự hư hoaiï, hư nát thuộc thể, vật chất.
RoRm 8:21: “Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát …”. Nhưng ở IPhi 1Pr 1:4 chép: “Là cơ nghiệp không hư đi …” (Bản cũ) “chẳng hư hoại” (Bản 90). Ở ICo1Cr 15:42, 50 có chép: “Được gieo ra trong sự không hư nát”. Sách Công vụ dùng 6 lần từ hư hoại, hư nát (diaphthora) - chỉ về sự hư nát, thối rửa của thân thể.
Nhưng từ hư hoại, đồi bại, bại hoại nầy cũng chỉ về phần đạo đức, luân lý con người suy sụp, sa ngã như trong thời Nô-ê, Lót v.v…
GaGl 6:8 có chép: “Người gieo điều xác thịt mình bởi xác thịt mà gặt lấy sự hư nát ấy. Nhưng người gieo cho Thánh Linh sẽ bởi Thánh Linh gặt lấy sự sống vĩnh cửu”. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.