Gíao lý Quy kể được mạc khải qua sự khải
thị của Chúa trong Thánh Kinh. Đây là một giáo lý khá quan trọng; Thánh Kinh
Cựu ước có nêu lên nhiều lần như ở LeLv
7:18,
17:4,
IISa 2Sm 19:19, Thi
Tv 32:2.
Thánh Kinh Cựu ước dùng Hy-bá-lai từ Hàsăb được Việt ngữ dịch là: Quy kể, coi là, xem là, nhận là, tưởng là ít nhứt trên 100 lần.
Trong Tân ước thì dùng từ logizomai, trừ ở RoRm 5:13 thì dùng từ ellogeò.
Câu chuyện Ô-nê-sim chạy trốn khỏi chủ đến La-mã gặp Phao-lô và tin Chúa. Được Phao-lô giúp đỡ viết thư gởi Ô-nê-sim trở về chủ là Phi-lê-môn. Trong thư thánh Phao-lô gánh chịu các nợ nần, các sự sai lầm của Ô - nê-sim (đọc câu 18).
Cái ý nghĩa chính của câu nầy là “quy kể” điều nầy điều kia, hoặc nợ hoặc sự sai lầm của người nầy cho người kia gánh chịu.
1. Quy kể của tổ phụ cho loài người
Theo RoRm 5:12-21 thì vì tội lỗi của một người mà quy kể cho tất cả mọi người. Sự chết cai trị trên mọi người (14) vì mọi người đều phạm tội trong A-đam (18). Tất cả đếu phạm tội không phải do kinh nghiệm hay từng trãi phạm tội của một người nhưng do sự quy kể tội lỗi của A-đam cho nhân loại, dòng giống của ông. A-đam là đại diện, là nguồn gốc của dòng giống ông thì tội của ông cũng được quy kể cho cả dòng giống, không phải chỉ theo luật di truyền mà thôi.
2. Quy kể tội lỗi của nhân loại cho Chúa Cứu Thế Giê-xu Krit
Sự quy kể tội lỗi của A-đam cho nhân loại là đích thực. Nhưng Cứu Chúa Giê-xu Krit là Đấng vô tội mà gánh chịu tội lỗi của nhân loại thì thuộc về hình sự thôi. Thánh Kinh có chép: EsIs 53:4-6 và IICo 2Cr 5:21, IPhi 1Pr 2:24. Dầu trong các câu Thánh Kinh nầy không dùng từ quy kể, tuy nhiên ý nghĩa chứa đựng thì có. Chúa là Đấng Công bình đã gánh lấy và hứng chịu tội lỗi của nhân loại. Các tội lỗi của loài người đã quy kể cho Ngài vậy.
3. Quy kể sự công bình của Chúa cho kẻ tin nhận:
Giáo lý xưng công bình kẻ tin nhận công lao chuộc tội của Chúa Giê-xu cũng là giáo lý quy kể sự công bình của Đức Chúa Trời cho kẻ tin nhận Chúa Giê-xu Krit (RoRm 3:21-5:21).
Luận về sự chết cứu chuộc của Đấng Krit Đấng vô tội trên thập tự giá là công tác công bình của Ngài được bày tỏ ra và được Đức Chúa Trời chuẩn nhận và quy kể công bình cho kẻ tin nhận ơn cứu rỗi ấy. Theo phương diện hình sự, tội nhân thì phải bị định án, bị hình phạt của thiên luật nhưng Đức Chúa Trời đã quy kể sự công bình của Ngài cho kẻ nhận ơn tha thứ nhờ sự chết của Chúa Giê-xu Krit rồi. Tội nhân ấy được trắng án vì được tha thứ, được ơn quy kề là công bình, vô tội vì có Đấng đã chịu thay thế, đã gánh thế, đã nhận chịu luật quy kể của Chúa rồi vậy.
Thư tín RoRm 5:1 đã luận và xác định rất minh bạch và quyết lệnh ơn phước “Được xưng công bình nhờ đức tin nầy”. Đây là ơn phước do nguyên tắc quy kể của Đức Chúa Trời. Kẻ tin nhận công lao cứu chuộc của Chúa Giêxu Krit. Đấng vô tội chết thay thế cho kẻ có tội. Sự công bình của Đấng công bình được quy kể cho kẻ ăn năn nhận tội và tiếp nhận ơn ấy. Áo công bình của Chúa được mặc cho kẻ trần mình. Sự công bình quy kể cho kẻ tin nhận đó làm phu phỉ, sự công bình Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi tội nhân.
Thánh Kinh Cựu ước dùng Hy-bá-lai từ Hàsăb được Việt ngữ dịch là: Quy kể, coi là, xem là, nhận là, tưởng là ít nhứt trên 100 lần.
Trong Tân ước thì dùng từ logizomai, trừ ở RoRm 5:13 thì dùng từ ellogeò.
Câu chuyện Ô-nê-sim chạy trốn khỏi chủ đến La-mã gặp Phao-lô và tin Chúa. Được Phao-lô giúp đỡ viết thư gởi Ô-nê-sim trở về chủ là Phi-lê-môn. Trong thư thánh Phao-lô gánh chịu các nợ nần, các sự sai lầm của Ô - nê-sim (đọc câu 18).
Cái ý nghĩa chính của câu nầy là “quy kể” điều nầy điều kia, hoặc nợ hoặc sự sai lầm của người nầy cho người kia gánh chịu.
1. Quy kể của tổ phụ cho loài người
Theo RoRm 5:12-21 thì vì tội lỗi của một người mà quy kể cho tất cả mọi người. Sự chết cai trị trên mọi người (14) vì mọi người đều phạm tội trong A-đam (18). Tất cả đếu phạm tội không phải do kinh nghiệm hay từng trãi phạm tội của một người nhưng do sự quy kể tội lỗi của A-đam cho nhân loại, dòng giống của ông. A-đam là đại diện, là nguồn gốc của dòng giống ông thì tội của ông cũng được quy kể cho cả dòng giống, không phải chỉ theo luật di truyền mà thôi.
2. Quy kể tội lỗi của nhân loại cho Chúa Cứu Thế Giê-xu Krit
Sự quy kể tội lỗi của A-đam cho nhân loại là đích thực. Nhưng Cứu Chúa Giê-xu Krit là Đấng vô tội mà gánh chịu tội lỗi của nhân loại thì thuộc về hình sự thôi. Thánh Kinh có chép: EsIs 53:4-6 và IICo 2Cr 5:21, IPhi 1Pr 2:24. Dầu trong các câu Thánh Kinh nầy không dùng từ quy kể, tuy nhiên ý nghĩa chứa đựng thì có. Chúa là Đấng Công bình đã gánh lấy và hứng chịu tội lỗi của nhân loại. Các tội lỗi của loài người đã quy kể cho Ngài vậy.
3. Quy kể sự công bình của Chúa cho kẻ tin nhận:
Giáo lý xưng công bình kẻ tin nhận công lao chuộc tội của Chúa Giê-xu cũng là giáo lý quy kể sự công bình của Đức Chúa Trời cho kẻ tin nhận Chúa Giê-xu Krit (RoRm 3:21-5:21).
Luận về sự chết cứu chuộc của Đấng Krit Đấng vô tội trên thập tự giá là công tác công bình của Ngài được bày tỏ ra và được Đức Chúa Trời chuẩn nhận và quy kể công bình cho kẻ tin nhận ơn cứu rỗi ấy. Theo phương diện hình sự, tội nhân thì phải bị định án, bị hình phạt của thiên luật nhưng Đức Chúa Trời đã quy kể sự công bình của Ngài cho kẻ nhận ơn tha thứ nhờ sự chết của Chúa Giê-xu Krit rồi. Tội nhân ấy được trắng án vì được tha thứ, được ơn quy kề là công bình, vô tội vì có Đấng đã chịu thay thế, đã gánh thế, đã nhận chịu luật quy kể của Chúa rồi vậy.
Thư tín RoRm 5:1 đã luận và xác định rất minh bạch và quyết lệnh ơn phước “Được xưng công bình nhờ đức tin nầy”. Đây là ơn phước do nguyên tắc quy kể của Đức Chúa Trời. Kẻ tin nhận công lao cứu chuộc của Chúa Giêxu Krit. Đấng vô tội chết thay thế cho kẻ có tội. Sự công bình của Đấng công bình được quy kể cho kẻ ăn năn nhận tội và tiếp nhận ơn ấy. Áo công bình của Chúa được mặc cho kẻ trần mình. Sự công bình quy kể cho kẻ tin nhận đó làm phu phỉ, sự công bình Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi tội nhân.