Theo ý nghĩa chung thì rủa sả là một sự
nguyền rủa, chưởi rủa hoặc một lời nói giải bày một sự mong muốn xấu xa, gian
ác hung dữ cho kẻ khác.
Nếu người ta dùng lời như thế đối với Đức Chúa Trời thì gọi là phạm thượng lộng ngôn, (Giop G 1:5,11, 2:5,9).
Nhiều người tin tưởng một lời rủa sả, chưởi rủa ai có một quyền năng hoá nên linh hiệu để tác động đến đương sự (XaDr 5:1-3)
Giữa dân ngoại bang tin lời rủa sả, nguyền rủa có uy quyền làm hại đương sự hay đối tượng. Vì vậy người ta đã tốn tiền bạc để thuê người khác rủa sả kẻ thù nghịch mình. Ba-lắc đã thuê Ba-la-am rủa sả con dân Chúa (Dan Ds 22:24). ChCn 26:2 nói rằng lời rủa sả vô cớ không ích gì cả. Ở Sáng thế ký Chúa rủa sả vì đương sự phạm tội.
Trong Cựu ước lời rủa sả còn được hiểu như lời phó dâng hay hiến dâng lên cho Đức Chúa Trời. Các thứ đồ vật v.v… hay người mà đã có lời thề nguyện phó dâng cho Chúa rồi thì không được đem ra làm việc gì khác (LeLv 27:18)
Trong thời Cựu ước, có cuộc chiến tranh với một thành, một khu vực mà người ta thề nguyền xin phó dâng cho Chúa thành ấy bao gồm cả sự tiêu diệt người sinh sống trong thành ấy. đây là một sự tin tưởng quá mấu đem lại sự vô nhân đạo, tàn nhẫn, man rợ giết cả đàn bà, ông già và trẻ con vô tội (PhuDnl 20:12-14, Gie Gr 6:26).
Sự vi phạm lời thề nguyền biệt riêng ấy đem lại kết quả vô cùng khốc liệt. Như A-can, như Hiel xây lại thành Giê - ri-cô (Gios Gs 7:1, IVua 1V 16:34, Gios Gs 2:10, 16:17).
Một lời thề nguyền hay hứa nguyện dâng hiến mình cho Chúa lúc xưa cũng hiểu như một lời nguyền rủa biệt riêng, hay phó dâng. Sự thề nguyền hiến dâng Giăng Báp-tít (LuLc 1:15, 7:33). Lúc xưa giữa dân Do - thái cũng lạm dụng lời thề nguyện như có chép ở Mac Mc 7:11.
Tóm tắt chúng ta có thể hiểu nguyền rủa, rủa sả, thề nguyền ... là khác với chúc phước, cầu phước.
Trước khi bước vào đất hứa Chúa ban cho Mô-se đã rao cho họ hai con đường: một là rủa sả một là phước hạnh. Họ phải lựa chọn.
Núi Ê-banh hình bóng cho sự rủa sả; núi Ga-ri-xim hình bóng cho sự phước hạnh (PhuDnl 27:13-26).
Đời Tân Ước ít dùng sự rủa sả. Có lần Chúa rủa sả cây vả trở nên khô (Mat Mt 21:19, Mac Mc 11:12). Với người Pha-ri-xi Chúa có lần quở trách nặng họ.
Phao-lô đã viết rằng Chúa Giê-xu Krit đã trở nên sự rủa sả vì chúng ta (GaGl 3:13). Ngài mang lấy sự đoán phạt của luật pháp (Mô-se) vì chúng ta (PhuDnl 21:23). Sự rủa sả của luật pháp Mô-se đã đổ xuống trên Chúa hầu chúng ta nhận được phước của Đức Chúa Trời.
Nếu người ta dùng lời như thế đối với Đức Chúa Trời thì gọi là phạm thượng lộng ngôn, (Giop G 1:5,11, 2:5,9).
Nhiều người tin tưởng một lời rủa sả, chưởi rủa ai có một quyền năng hoá nên linh hiệu để tác động đến đương sự (XaDr 5:1-3)
Giữa dân ngoại bang tin lời rủa sả, nguyền rủa có uy quyền làm hại đương sự hay đối tượng. Vì vậy người ta đã tốn tiền bạc để thuê người khác rủa sả kẻ thù nghịch mình. Ba-lắc đã thuê Ba-la-am rủa sả con dân Chúa (Dan Ds 22:24). ChCn 26:2 nói rằng lời rủa sả vô cớ không ích gì cả. Ở Sáng thế ký Chúa rủa sả vì đương sự phạm tội.
Trong Cựu ước lời rủa sả còn được hiểu như lời phó dâng hay hiến dâng lên cho Đức Chúa Trời. Các thứ đồ vật v.v… hay người mà đã có lời thề nguyện phó dâng cho Chúa rồi thì không được đem ra làm việc gì khác (LeLv 27:18)
Trong thời Cựu ước, có cuộc chiến tranh với một thành, một khu vực mà người ta thề nguyền xin phó dâng cho Chúa thành ấy bao gồm cả sự tiêu diệt người sinh sống trong thành ấy. đây là một sự tin tưởng quá mấu đem lại sự vô nhân đạo, tàn nhẫn, man rợ giết cả đàn bà, ông già và trẻ con vô tội (PhuDnl 20:12-14, Gie Gr 6:26).
Sự vi phạm lời thề nguyền biệt riêng ấy đem lại kết quả vô cùng khốc liệt. Như A-can, như Hiel xây lại thành Giê - ri-cô (Gios Gs 7:1, IVua 1V 16:34, Gios Gs 2:10, 16:17).
Một lời thề nguyền hay hứa nguyện dâng hiến mình cho Chúa lúc xưa cũng hiểu như một lời nguyền rủa biệt riêng, hay phó dâng. Sự thề nguyền hiến dâng Giăng Báp-tít (LuLc 1:15, 7:33). Lúc xưa giữa dân Do - thái cũng lạm dụng lời thề nguyện như có chép ở Mac Mc 7:11.
Tóm tắt chúng ta có thể hiểu nguyền rủa, rủa sả, thề nguyền ... là khác với chúc phước, cầu phước.
Trước khi bước vào đất hứa Chúa ban cho Mô-se đã rao cho họ hai con đường: một là rủa sả một là phước hạnh. Họ phải lựa chọn.
Núi Ê-banh hình bóng cho sự rủa sả; núi Ga-ri-xim hình bóng cho sự phước hạnh (PhuDnl 27:13-26).
Đời Tân Ước ít dùng sự rủa sả. Có lần Chúa rủa sả cây vả trở nên khô (Mat Mt 21:19, Mac Mc 11:12). Với người Pha-ri-xi Chúa có lần quở trách nặng họ.
Phao-lô đã viết rằng Chúa Giê-xu Krit đã trở nên sự rủa sả vì chúng ta (GaGl 3:13). Ngài mang lấy sự đoán phạt của luật pháp (Mô-se) vì chúng ta (PhuDnl 21:23). Sự rủa sả của luật pháp Mô-se đã đổ xuống trên Chúa hầu chúng ta nhận được phước của Đức Chúa Trời.