Thánh Kinh đề cập đến sự sợ hãi khi
A-đam và Ê-va phạm tội không vâng lời Đức Chúa Trời. Khi loài người không làm
hài lòng Đức Chúa Trời thì tội lỗi xuất hiện, bèn sợ hãi sự đoán phạt của Ngài
(SaSt 3:10).
Sự sợ hãi là một phần trong sự đoán phạt của Đức Chúa Trời (LeLv 26:17, PhuDnl
28:25,66).
Người hay sợ hãi thì không thích hợp, không xứng đáng cho phận sự mình (Gios Gs 2:11) và làm thiệt hại cho người khác. Trong ví dụ về
ta-lâng ký thuật người đầy tớ nhận một ta-lâng đã không làm lợi ra đem đi chôn
vì hãi (Mat Mt 25:25). KhKh 21:8
lên án kẻ sợ hãi và kẻ sợ hãi bị loại ra khỏi thành Thánh. Cần phải can đảm để
hầu việc Chúa. Thánh Kinh nhiều lần phán dạy vậy (Gios
Gs 1:7-9,
Gie Gr 1:8, Exe
Ed 2:6).
Đức tin chiến thắng sự sợ hãi (Thi
Tv 46:2,
112:7.
Tuy nhiên, Phao-lô dạy sợ hãi điều đáng sợ, người đáng sợ (RoRm 13:7).
Bản Việt ngữ dịch “sợ hãi” là “kính sợ Đức Chúa Trời” nói lên sự sùng kính, tôn trọng Đức Chúa Trời Gia-vê chớ không phải sợ hãi, kinh hãi đâu. Cựu ước định nghĩa sự kính sợ Đức Chúa Trời cách đặc biệt vì là nguồn của sự khôn ngoan (Thi Tv 111:10) và là bí quyết của sự ngay thẳng (ChCn 8:13) khiến cho đương sự biết giữ gìn điều răn Chúa (TrGv 2:13) và biết phân biệt người nào đẹp lòng Chúa và người nào không đẹp lòng Chúa (Thi Tv 147:11).
Đức Chúa Trời cũng cấp ban sự kính sự Ngài cho Nhánh của Giê-se qua thần Ngài (EsIs 11:2,3). Thánh Kinh Tân ước cũng có đề cập đến sự kính sự Đức Chúa Trời (RoRm 8:15 (Eph Ep 3:12).
Sự kính sợ Chúa kiểm soát đời sống Cơ-đốc nhân, khiến cho Cơ-đốc nhân nhận biết được sự an ủûi của Thánh Linh (Cong Cv 9:21). Sự kính sợ Đức Chúa Trời kích thích tôi con Chúa trong công tác phục vụ Chúa cách chân thành (CoCl 3:2). Sự kính sợ Đức Chúa Trời thúc đẩy Hội Thánh tiến tới trong sự nên thánh (IICo 2Cr 7:1).
Sự kính sợ Đức Chúa Trời giữ gìn tôi con Chúa khỏi phạm tội, tìm kiếm mặt Ngài và yêu mến Ngài, thờ phượng và chiêm ngưỡng Ngài. Chúa Giê-xu khuyên dạy môn đệ Ngài hãy kính sợ Đức Chúa Trời là Đấng có quyền hình phạt loài người (LuLc 12:4,5). Phao-lô giục khuyên tôi con Chúa run rẩy, sợ hãi làm nên sự cứu chuộc mình, tức giữ mình được thánh sạch và đẹp lòng Chúa cho đến khi gặp Ngài. (Phi Pl 2:1, Eph Ep 6:5,6). Tôi con Chúa kính sợ Chúa theo mức độ thuộc linh họ, nói cách khác mỗi người kính sợ Chúa theo lòng tin kính của họ.
Bản Việt ngữ dịch “sợ hãi” là “kính sợ Đức Chúa Trời” nói lên sự sùng kính, tôn trọng Đức Chúa Trời Gia-vê chớ không phải sợ hãi, kinh hãi đâu. Cựu ước định nghĩa sự kính sợ Đức Chúa Trời cách đặc biệt vì là nguồn của sự khôn ngoan (Thi Tv 111:10) và là bí quyết của sự ngay thẳng (ChCn 8:13) khiến cho đương sự biết giữ gìn điều răn Chúa (TrGv 2:13) và biết phân biệt người nào đẹp lòng Chúa và người nào không đẹp lòng Chúa (Thi Tv 147:11).
Đức Chúa Trời cũng cấp ban sự kính sự Ngài cho Nhánh của Giê-se qua thần Ngài (EsIs 11:2,3). Thánh Kinh Tân ước cũng có đề cập đến sự kính sự Đức Chúa Trời (RoRm 8:15 (Eph Ep 3:12).
Sự kính sợ Chúa kiểm soát đời sống Cơ-đốc nhân, khiến cho Cơ-đốc nhân nhận biết được sự an ủûi của Thánh Linh (Cong Cv 9:21). Sự kính sợ Đức Chúa Trời kích thích tôi con Chúa trong công tác phục vụ Chúa cách chân thành (CoCl 3:2). Sự kính sợ Đức Chúa Trời thúc đẩy Hội Thánh tiến tới trong sự nên thánh (IICo 2Cr 7:1).
Sự kính sợ Đức Chúa Trời giữ gìn tôi con Chúa khỏi phạm tội, tìm kiếm mặt Ngài và yêu mến Ngài, thờ phượng và chiêm ngưỡng Ngài. Chúa Giê-xu khuyên dạy môn đệ Ngài hãy kính sợ Đức Chúa Trời là Đấng có quyền hình phạt loài người (LuLc 12:4,5). Phao-lô giục khuyên tôi con Chúa run rẩy, sợ hãi làm nên sự cứu chuộc mình, tức giữ mình được thánh sạch và đẹp lòng Chúa cho đến khi gặp Ngài. (Phi Pl 2:1, Eph Ep 6:5,6). Tôi con Chúa kính sợ Chúa theo mức độ thuộc linh họ, nói cách khác mỗi người kính sợ Chúa theo lòng tin kính của họ.