TÁI LÂM


Sự tái lâm của Chúa Giê-xu Krit (chặng I;, ITe1Tx 4:16-17): Trong bộ Hệ thống Thần học gồm có bảy (7) quyển, và quyển thứ bảy (7), chúng tôi có dành một chương luận về sự tái lâm của Chúa Giê-xu Krit.
Trong bài học nầy, chúng tôi đề cập đến cùng đề tài sự tái lâm của Chúa, nhưng về phương diện Thánh Kinh chớ không phải Thần học. Giáo lý Chúa tái lâm được Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước ký thuật minh bạch như các giáo lý khác. Đặc biệt chính Chúa Giê-xu Krit đã tuyên bố và sách Công các Sứ đồ, các thư tín các sách Khải thị đã ghi chép Lẽ thật nầy.
1.Cách Chúa tái lâm;
Về sự kiện Chúa tái lâm có hai vấn đề rất quan trọng chúng ta cần nghiên cứu học hỏi kỹ trước khi nói đến các điểm khác.
(1)Điểm thứ nhứt là Chúa tái lâm bằng cách nào?
Thánh Kinh dạy quả quyết Chúa tái lâm với thân thể phục sanh và mọi người nhìn thấy được.
Thánh Kinh luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng: Chúa Giê-xu Krit sẽ tái lâm nay mai.
Trong Lời Chúa tuyên cáo sự tái lâm của Chúa như ở
GiGa 14:3 và ở vài câu khác nữa làm cho các dịch giả Thánh Kinh khó khăn. Có nhiều bản dịch đều dịch: “Ta (Tôi) đi và sẽ trở lại và sẽ rước các ngươi v.v… Lời Chúa phán Ngài đi, nếu Ngài đi thì Ngài trở lại và sẽ rước (sẽ đem). Như vậy động từ “Trở lại” thuộc thì hiện tại, hoặc đang diễn tiến, tiếp tục; còn động từ “rước” mới thuộc thì tương lai. Câu 18 cũng vậy Ngài dùng động từ “Đến” với thì hiện tại diễn tiến (erkomai). Lời Chúa hứa trên đã ứng nghiệm sau khi Chúa phục sanh, Ngài đã trở lại với các môn đệ Ngài. Ngài đã nhiều lần hiện ra và phán dạy họ. Nhưng lâu nay các tôi con Chúa tisn nhận Chúa phán lời nầy chỉ về sự tái lâm của Ngài ở không trung (chặng I) và ở thế hạ (chặng II) đặt chân Ngài lên núi Ô-liu.
Nhưng chúng ta cũng nắm lấy lời thiên sứ truyền phán ở
Cong Cv 1:11,12. Họ nhìn chăm lên trời trong lúc Ngài đi. Kìa có hai người mặc y phục trắng tinh đứng gần bên họ và nói rằng: Hỡi người Ga-li-lê sao các ngươi đứng nhìn lên trời vậy? Giê-xu nầy được cất lên trời từ giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài đi lên trời vậy”.Động từ “trở lại” được dùng ở thì tương lai; và lời thiên sứ rao báo ở đây cũng quả quyết cách Chúa trở lại “on trópon” là như họ đã thấy Ngài về trời. Chúa về trời với một thân thể phục sanh mà họ thấy được, rờ được, nghe được. Ngài về trời trong một quang cảnh vinh quang, rực rỡ được một đám mây rước đi.
Như vậy, Chúa Giê-xu Krit cũng sẽ trở lại (tái lâm) như cách ấy trong quang cảnh giống như thế. Chính Chúa cũng đã phán như vậy
Mat Mt 16:27: “Vì Con Người (Chúa Giê-xu) sẽ ngự đến trong sự vinh quang của Chúa và các thiên sứ Ngài; rồi Ngài sẽ ban thưởng cho mỗi người tuỳ theo công việc họ đã làm. Mat Mt 24:30: “Lúc bấy giờ dấu lạ về Con Người sẽ xuất hiện trên trời và tất cả các dân tộc trên quả đất sẽ than khóc, họ sẽ thấy Con Người ngự đến trên các đám mây trên trời với quyền năng và vinh quang lớn lao”.
Mat Mt 25:31: “Nhưng khi Con Người ngự đến trong sự vinh quang thì tất cả các thiên sứ thánh ở với Ngài, Ngài sẽ ngự trên ngai vinh quang mình”. Xin học viên chú ý đến đa số của hai câu nầy: Các đám mây và các thiên sứ thánh. Ở Cong Cv 1:9,12 thì nói “trên một đám mây và “hai người nam”. Nhưng hai câu ở Ma-thi-ơ nói rõ hơn: Các đám mây các thiên sứ thánh. Vậy khi Chúa lên trời thì một đám mây cất lên, khi Chúa tái lâm lại có nhiều đám mây. Khi lên trời có hai thiên sứ mặc áo trắng, nhưng khi Chúa tái lâm thì có rất đông thiên sứ thánh.
2 Thì giờ nào?
Khi nghiên cứu về sự kiện Chúa tái lâm, tôi con Chúa quan tâm về hai điểm. Điểm thứ nhứt đã luận phần trên là cách Chúa tái lâm. Điểm thứ hai là thì giờ Chúa tái lâm. Từ 20 thế kỷ nay, nhiều tôi con Chúa rất quý mến, trông chờ ngày Ngài hồi lai, nên đã gia công nghiên cứu và cũng đã dám quả quyết tuyên bố ngày giờ nữa. Vì vậy làm cho nhiều người nghe theo và vấp váp, mất đức tin ngay khi ngày giờ đã đến nhưng không được ứng nghiệm, nghĩa là Chúa chưa đến theo ý các tôi con Chúa quyết định. Chúa đã phán: “Con Người sẽ đến thình lình như kẻ trộm”. Như vậy chúng ta phải cúi đầu, cúi lòng thuận phục ý Chúa. Chắc chắn Ngài sẽ tái lâm như lời Ngài đã phán hứa. Nhưng thời gian ân điển sẽ kéo dài theo ơn thương xót của Ngài, tạo điều kiện cho nhiều tội nhân được nghe Tin Lành và tin nhận Chúa.
Điều nầy dễ hiểu và khả dĩ tin nhận. Trong ví dụ Chúa phán về một vị vua đi xa, đã gọi các đấy tớ mình đến và giao cho họ những ta-lâng để làm lợi trong khi vua vắng mặt.
Mat Mt 25:19 chép: “Sau một thời gian lâu, chủ (vua) của các đầy tớ nầy trở về và tính sổ với họ”.
Trong một ví dụ một nhà quý tộc đi xa thọ vương, cũng đã giao những nén bạc cho các đầy tớ mình để làm lợi. Khi đã thọ vương trở về bèn truyền các đấy tớ mình phải khai trình (
LuLc 19:12). Nhà quý tộc ði thọ vương ấy là Chúa Giê-xu. Ngài đã thăng thiên và sẽ trở về. Nhưng trong thời gian kéo dài đó, đầy tớ Chúa là tôi con Ngài phải chăm lo phục vụ Ngài theo ân tứ, khả năng Chúa ban cho. Đừng biếng nhác như đầy tớ kia.
Thì giờ Chúa tái lâm thì không ai biết được. Chính Chúa Giê-xu đã phán: Chỉ Chúa Cha biết và nhứt định thôi. Chúa đến thình lình nhưng không đột ngột. Vì trước khi Chúa đến có nhiều thời triệu xảy ra:
Mat Mt 24:6-8,14: và ngay trước khi Chúa giáng lâm cũng có các biến động, dấu lạ (Mat Mt 24:15,16, 23-26, 29 -33).
Tuy nhiên Chúa quả quyết không một ai biết trước ngày giờ Chúa tái lâm được (
Mat Mt 24:36-44).
Chúa còn phán
Mat Mt 16:28. Tuy nhiên khi chúng ta xem xét thượng hạ liên văn, thì biết Lời Chúa nói đây chỉ sự biến hình của Ngài đã xảy ra ở tuần sau đó (Mat Mt 17:1-13)
Mat Mt 24:34 cũng được Chúa tuyên phán liên hệ về sự tái lâm của Ngài. Chúng ta rất khó hiểu về câu nầy. Có nhà giải kinh tin rằng Chúa nói về sự kiện thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ năm 70-71; SC. Tức Chúa sẽ tái lâm trước biến cố ấy, và thế hệ Chúa phán đó là dân chúng sống trong thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng rất vô lý khi áp dụng Lời Chúa phán đây cho dân sự ở Giê-ru-sa-lem; cho nên họ đã tin rằng chắc Chúa muốn nói “Dân tộc” nầy là dân tộc Do-thái vậy.
Nhưng cũng có nhà giải kinh nói rằng không phải Ngài nói với thế hệ hiện tại ấy đâu nhưng với một thế hệ trong tương lai vậy.
Tóm lại qua bài nầy chúng ta biết rằng: Chẳng một ai có thể biết được ngày Chúa tái lâm đâu.
Chúa tái lâm thình lình, tuy nhiên sẽ có thời triệu báo trước. Trong thời kỳ Chúa chậm tái lâm, thời kỳ ân điển kéo dài thì có nhiều người trở lại với Ngài.
3 Mục đích của Chúa tái lâm
Nhiều lần Chúa Giê-xu Krit đã tuyên bố mục đích Ngài tái lâm. Thánh Kinh cũng đã ghi chép Chúa sẽ tái lâm để cai trị thế gian nầy xét đoán nhân loại, thưởng phạt mỗi người tùy theo công việc họ đã thi thố.
Trước hết đối với Hội Thánh và tôi tớ Chúa, Ngài sẽ xem xét sự khai trình của họ và ban thưởng cho họ. Trong ví dụ những ta-lâng, vàng và nén bạc, vị vua hay Chủ phó giao cho các đây tớ để làm lợi ra và khi về họ phải khai báo với Ngài và được Ngài ban thưởng hay quở trách (
IICo 2Cr 5:10).
Với người thế gian trong ví dụ tay lưới quét được kéo lên và người chủ gọi lại lựa cá tốt cất đi và cá xấu thì loại bỏ.
Vào cuối cùng các thời đại, Chúa Giê-xu sẽ phân rẽ kẻ vô tín khỏi Cơ-đốc nhân. Khi đồng lúa chín vàng, con gặt sẽ gặt lúa mì cất vào kho nhưng cỏ lùng thì bị thiêu đốt trong lửa (
Mat Mt 13:24-30 ).
Bài Tín điều các Sứ đồ có ghi rằng “Từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết”.
Sự xét đoán và thưởng phạt thế gian, nhân loại rất cần yếu. Lương tâm loài người sẽ làm chứng (
RoRm 2:11). Nguyên loài người cũng cảm nhận sự xét đoán theo công lý của Đức Chúa Trời là phải lẽ và cần yếu (Cong Cv 24:25). Thánh Kinh luôn luôn tuyên bố và xác chứng sự xét đoán của Chúa đối với nhân loại gian ác nầy rất quan trọng và cần yếu (HeDt 9:27), và bản tánh, đặc tánh của Đức Chúa Trời Ba Ngôi đói hỏi Đức Chúa Trời phải xét đoán nhân loại. Dòng lịch sử nhân loại sẽ đọng lại trước Tòa án Lớn và Trắng, Tòa án Cuối cùng, Toà án tối thượng của Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Nhân loại cuồn cuộn như các luồøng nước chảy đến trước sự hiện diện Chúa và ứng hầu trước Ngai Trắng của Đức Chúa Trời Gia-vê để chịu xét đoán (
KhKh 20:11-15).
(4)Sự dạy dỗ của Chúa và Thánh Kinh về sự tái lâm:
- Chúa Giê-xu giảng dạy và tuyên bố về sự tái lâm của Ngài ít nhứt 21 lần. Trước khi Ngài bước lên cây thập tự Ngài cũng tiên báo sự tái lâm của Ngài như “Con Người sẽ đến”, “Các người sẽ thấy Con Người đến”, “Chúa của các người đến”, “Khi Con Người sẽ đến” … “Khi Con Người đến trong sự vinh quang của Cha Ngài”, “các ngươi sẽ nói: Chúc tụng Đấng đã đến trong danh Chúa!”, “Khi Con Người được mạc khải (bày tỏ) ra”. Trong các lời giảng dạy và tuyên bố của Chúa đã dùng những từ như
LuLc 17:30 “Trong ngày Con người hiện ra cũng sẽ xảy ra như vậy “ - Hoặc trong ngày Con Người được mạc khải, bày tỏ Ngài ra”
Nên chú ý đến từ “Apokalyptò” mà các bản Việt ngữ dịch hiện ra, mạc khải hay bày tỏ.
Mat Mt 24:30: “Họ sẽ thấy Con Người ngự đến trên các đám mây trên trời với quyền năng và vinh quang lớn lao”. Từ “ngự đến” (exkomai) bày tỏ hành động Chúa quang lâm.
Mat Mt 24:27 “Vì như chớp nhoáng ra từ phương đông và chiếu sáng đến phuơng tây thì Con Người hiện đến (Paronsia) cũng vậy”. Các bản Việt ngữ dịch từ Parosia có khác nha. Từ nầy nói đến sự hiện diện hay sự đến của Chúa trong chặng I hay II. Câu 39 cũng dịch hiện đến hay đến.
Mat Mt 24:50: “Chủ của đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ và giờ hắn không biết”. Động từ “đến”ở câu nầy dịch từ Hèkò có nghĩa “ở đây” hoặc “phải đến”. Rất khó diễn tả nổi về Lời Chúa tiên báo sự tái lâm của Ngài chặng I và II. Tuy nhiên Chúa đã quả quyết và nhiều lần đề cập đến sự tái lâm của Ngài là chắc chắn và thình lình, tuy nhiên có thời triệu báo hiệu.
- Các ví dụ của Chúa: trong tập bài “Các ví dụ của Chúa Giê-xu Krit” chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự dạy dỗ của Chúa liên hệ đến sự tái lâm của Ngài. Tuy nhiên trong phần nầy chúng tôi xin tóm lược và lưu ý học viên Thánh Kinh, hầu khi dùng các bài ấy trong các lớp Thánh Kinh thì chớ quên nhấn mạnh giáo lý nầy:
(1)
Mat Mt 24:45-51: Ví dụ nầy nói về một đầy tớ được chủ giao thác coi sóc tất cả các công tác và các đầy tớ trong nhà. Và khi chủ về thì đầy tớ trung thành, khôn khéo ấy được phước, được chủ khen thưởng.
(2)
Mat Mt 25:1-13: Ví dụ nầy dựa theo phong tục người ở Palestin trong việc cưới hỏi. Chàng rể chậm đến. Chúa Giê-xu là Chàng rể chậm đến. Kéo dài thời kỳ ân điển
(3)
Mat Mt 25:14-30 ví dụ về người chủ hay một quý tộc đi phương xa giao cho các đầy tớ mình những ta-lâng để làm lợi. Sau một thời gian khá lâu vị chủ trở về và đòi hỏi các đầy tớ mình khai trình
(4)
Mac Mc 13:34-37 Ví dụ nầy nói về một người kia từ giã xứ bỏ nhà mình ra đi, nên ủy quyền cho đầy tớ mình, cũng giao cho cho mỗi người công việc mình và truyền cho người gác cửa phải canh giữ. Chúa Giê-xu là người chủ ấy. Chúa thăng thiên và sẽ trở lại, Chúa dạy chúng ta phải thức tỉnh canh giữ vì chúng ta không biết khi nào Chúa đến (câu 35).
(5)
LuLc 10:30-35: ví dụ về người Xa-ma-ri nhân từ đã cứu giúp người bị nạn, đem đến một quán trọ, giao cho chủ quán săn sóc và hứa khi trở về sẽ trả tất cả mọi chi phí: “Xin hãy săn sóc ông nầy, nếu tốn kém hơn nữa, khi tôi trở lại sẽ hoàn trả cho anh “ (câu 35) Chúa Giê-xu sẽ trở lại.
(6)
LuLc 19:12-27: ví dụ nầy nói về một nhà quý tộc đi phương xa để thọ vương, nhận vương quốc mình đã giao cho các đầy tớ mình những nén bạc để làm lợi. Khi trở về thì truyền họ khai trình. đầy tớ trung thành thì được ban thưởng, Đầy tớ biếng nhác thì bị quở phạt.
Chúa Giê-xu sẽ trở lại và sẽ xét đoán Hội Thánh, các đầy tớ Ngài. Chúa ban thưởng cho kẻ trung thành và quở phạt kẻ biếng nhác.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.