Nghiên cứu về nhân loại học trong hệ
thống Thần học, chúng ta gặp hai thuyết về thành phần con người:
(1) Nhị tố thuyết (hoặc nhị nguyên tố thuyết). Thuyết nầy đã triển khai ý kiến của Plato chủ trương con người có hai phần là thân thể và linh hồn.
(2) Tam tố thuyết (Tam nguyên tố thuyết) thì chủ trương con người có ba phần là thân thể, tâm thần và linh hồn. Aritotle có ý niệm cho linh hồn có hai phần là phần hữu cơ và phần lý trí, tri thức và kết luận con người có ba phần.
Chúng ta căn cứ theo Thánh Kinh để nghiên cứu giáo lý quan trọng nầy (Xin tìm hiểu thêm trong Bộ Hệ thống Thần học).
Tam tố thuyết căn cứ theo Hy văn và dịch ra:
Tricha, trong ba phần,
Temnein: cắt.
Thần học chủ trương loài người có ba phần là thân thể, linh hồn và tâm thần.
Giáo hội (Hội Thánh) Đầu tiên gồm các Cơ-đốc nhân đa số là người Do-thái, như thánh Phao-lô chẳng hạn chịu ảnh hưởng triết học Hy-lạp, nên ông cũng xác nhận con người có ba phần. Chính sứ đồ Phao-lô đã cảm bởi Thánh Linh viết: ITe1Tx 5:23. Xin chúng ta đọc kỹ câu nầy và có dịp mở nhiều bản dịch khác nhau để so sánh: “Cầu xin chính Đức Chúa Trời hoà bình thánh hoá anh em cách trọn vẹn. Cầu xin cả tâm thần, linh hồn và thân thể anh em được gìn giữ toàn vẹn không chỗ khiển trách cho đến khi Chúa Giê-xu Krit hiện đến”. Căn cứ theo nguyên văn (Bản Stephens) thì “Pneuma” dịch là tâm thần, Psyche dịch là linh hồn và Sòma dịch là thân thể thì chúng ta phải công nhận con người có ba phần rõ ràng. Thân thể và linh hồn chúng ta sống và tương thông tương giao với đời nầy, với cảnh vật xung quanh v.v… Nhưng tâm thần, phần linh minh trong linh hồn dành để thông công với Đức Chúa Trời. Thánh Phao-lô cầu nguyện xin Đức Chúa Trời thánh hoá cả ba phần của con người, toàn vẹn cả ba không trừ phần nào.
Các thánh Tertullian và Augustine thì nghiêng về Nhị nguyên tố thuyết. Tuy nhiên cũng dựa trên ý niệm Aristotle đã phân biệt phần hữu cơ và lý trí, phần trí thức của linh hồn mà giải thích Thánh Kinh và giáo lý nầy.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể căn cứ theo kinh nghiệm của chúng ta và xác định chủ trương nầy.
Cũng xin kết thúc bài nầy rằng Thánh Kinh không hề dùng đến Nhị tố thuyết hay Tam tố thuyết. Cũng như Thánh Kinh chẳng bao giờ dùng từ Ba Ngôi hoặc Tam vị nhứt thể. Đây là những từ hay cụm từ do cáùc nhà thần học đặt ra để giải luận về các giáo lý.
Nhưng Thánh Kinh chỉ có chép rằng: “Vả Gia-vê Đức Chúa Trời dùng đất nắn nên con người là A-đam và thổi (thở) hơi sự sống vào mũi con người thì con người (A-đam) trở nên một con người có linh hồn sống” (SaSt 2:7 - Bản dịch 90).
(1) Nhị tố thuyết (hoặc nhị nguyên tố thuyết). Thuyết nầy đã triển khai ý kiến của Plato chủ trương con người có hai phần là thân thể và linh hồn.
(2) Tam tố thuyết (Tam nguyên tố thuyết) thì chủ trương con người có ba phần là thân thể, tâm thần và linh hồn. Aritotle có ý niệm cho linh hồn có hai phần là phần hữu cơ và phần lý trí, tri thức và kết luận con người có ba phần.
Chúng ta căn cứ theo Thánh Kinh để nghiên cứu giáo lý quan trọng nầy (Xin tìm hiểu thêm trong Bộ Hệ thống Thần học).
Tam tố thuyết căn cứ theo Hy văn và dịch ra:
Tricha, trong ba phần,
Temnein: cắt.
Thần học chủ trương loài người có ba phần là thân thể, linh hồn và tâm thần.
Giáo hội (Hội Thánh) Đầu tiên gồm các Cơ-đốc nhân đa số là người Do-thái, như thánh Phao-lô chẳng hạn chịu ảnh hưởng triết học Hy-lạp, nên ông cũng xác nhận con người có ba phần. Chính sứ đồ Phao-lô đã cảm bởi Thánh Linh viết: ITe1Tx 5:23. Xin chúng ta đọc kỹ câu nầy và có dịp mở nhiều bản dịch khác nhau để so sánh: “Cầu xin chính Đức Chúa Trời hoà bình thánh hoá anh em cách trọn vẹn. Cầu xin cả tâm thần, linh hồn và thân thể anh em được gìn giữ toàn vẹn không chỗ khiển trách cho đến khi Chúa Giê-xu Krit hiện đến”. Căn cứ theo nguyên văn (Bản Stephens) thì “Pneuma” dịch là tâm thần, Psyche dịch là linh hồn và Sòma dịch là thân thể thì chúng ta phải công nhận con người có ba phần rõ ràng. Thân thể và linh hồn chúng ta sống và tương thông tương giao với đời nầy, với cảnh vật xung quanh v.v… Nhưng tâm thần, phần linh minh trong linh hồn dành để thông công với Đức Chúa Trời. Thánh Phao-lô cầu nguyện xin Đức Chúa Trời thánh hoá cả ba phần của con người, toàn vẹn cả ba không trừ phần nào.
Các thánh Tertullian và Augustine thì nghiêng về Nhị nguyên tố thuyết. Tuy nhiên cũng dựa trên ý niệm Aristotle đã phân biệt phần hữu cơ và lý trí, phần trí thức của linh hồn mà giải thích Thánh Kinh và giáo lý nầy.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể căn cứ theo kinh nghiệm của chúng ta và xác định chủ trương nầy.
Cũng xin kết thúc bài nầy rằng Thánh Kinh không hề dùng đến Nhị tố thuyết hay Tam tố thuyết. Cũng như Thánh Kinh chẳng bao giờ dùng từ Ba Ngôi hoặc Tam vị nhứt thể. Đây là những từ hay cụm từ do cáùc nhà thần học đặt ra để giải luận về các giáo lý.
Nhưng Thánh Kinh chỉ có chép rằng: “Vả Gia-vê Đức Chúa Trời dùng đất nắn nên con người là A-đam và thổi (thở) hơi sự sống vào mũi con người thì con người (A-đam) trở nên một con người có linh hồn sống” (SaSt 2:7 - Bản dịch 90).