THA THỨ, THA TỘI



Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước nhiều lần nói đến giáo lý Đức Chúa Trời tha thứ tội nhân. Đức Chúa Trời tha tội cho kẻ vi phạm luật pháp, điều răn của Chúa khi họ biết ăn năn. Dầu tội nhân dâng nhiều của lễ tốt đẹp đến đâu thì điều kiện để được đức Chúa Trời tha tội, xá tội là phải hạ mình ăn năn thống hối.
Khỏi nêu lên chi tiết ở đây, mỗi chúng ta đã học Thánh Kinh thì biết các vị vua chúa, các tiên tri, và thánh nhân lầm lỡ phạm tội đều phải ăn năn chừa bỏ thì được Chúa tha tội cho.
Trong Cựu ước có ba từ được phiên dịch ra Việt ngữ là tha tội, tha thứ hoặc xá lỗi.
Trước hết chúng ta thấy có từ KIPPER (KAPOR) có nghĩa gần từ “che đậy” và được dịch là tha thứ, tha tội. Kế có từ NASA có nghĩa cất đi xa và SALAH (SALACH) là tha thứ, xá lỗi.
Cả ba từ trên đều có ý nghĩa bóng nói về che đậy, cất xa đem đi xa và tha thứ tội phạm của tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời: Chúa Trời tha tội cho kẻ phạm tội chớ không ai có thể tha được (
IISu 2Sb 30:18, PhuDnl 21:8, Thi Tv 78:38, Gie Gr 18:23).
Từ NASA có nghĩa chung về sự tha tội, tức cất tội đi. Tội lỗi chúng ta vi phạm với Đức Chúa Trời hay hay là vi phạm với nhau cũng vậy.
Như đã nói trên thì dầu tội vi phạm với Đức Chúa Trời hay giữa người với nhau cũng phải biết ăn năn. Các vị tiên tri đều đã dạy dỗ và nhấn mạnh rằng điều kiện được tha tội trước hết là ăn năn thống hối bất cứ khi nào. Tội nhân phải có một quyết tâm xây bỏ khỏi con đường ác và quay về với Chúa Trời.
Sự sinh hoạt của họ bây giờ phải ở trong nguyên tắc thánh, công bình, thương yêu của Đức Chúa Trời.
Kinh Tân ước đề cập đến bốn từ có ý nghĩa tha tội, tha thứ, như APOLYCIN,CHARIZESTHAI, APHESIS và PARESIS.
APOLYCIN được Tân ước dùng nhiều lần có ý nghĩa cất đi xa. Ở
LuLc 6:37 thì dùng đúng ý nghĩa tha tội, tha thứ.
PARESIS cũng được dùng một lần ở
RoRm 3:25. Bản dịch 90 dịch là tha tội. Bản Nhuận chánh dịch là “gác qua các tội phạm”.
CHARIZESTHAI được thánh Lu-ca và Phao-lô dùng trong ý nghĩa tha thứ (
IICo 2Cr 2:7, Eph Ep 4:32, CoCl 2:13, 3:13). Từ nầy đã đặc biệt nói lên ơn tha thứ, khoan dung rộng rãi của Đức Chúa Trời. Trong tập Thánh Kinh Phù dẫn Tân ước do soạn giả Mục sư Tiến sĩ Lê Hoàng Phu đã ghi là khoan hồng, tha thứ, tha, cho không.
Apheris cũng được Tân ước dùng trong ý nghĩa tha tội, đem đi xa. Mục sư tiến sĩ Hoàng Phu dịch là phóng thích, tha tội, tha thứ, được tự do. Như có chép ở nhiều chỗ:
Mat Mt 26:28, Cong Cv 2:38, Eph Ep 1:7, CoCl 1:14, HeDt 9:2,10:8,9 v.v…
Trong câu chuyện người con trai du đãng được Cha khoan hồng, tha thứ rộng rãi (
LuLc 15:11-32).
Có một tội lỗi đáng chết mà Đức Chúa Trời không tha thứ cho loài người là tội lộng ngôn (phạm thượng với Đức Thánh Linh) (
Mac Mc 3:28, Mat Mt 12:32). Thánh Giăng gọi là tội đáng chết (IGi1Ga 5:11).
Tội đáng chết nầy mà Chúa Trời không tha thứ vì tội nhân dám coi các phép lạ, dấu kỳ của Chúa là công việc của ma quỷ (
Mat Mt 18:34-35).
Trước khi kết thúc bài nầy chúng ta nên chú ý Lời Chúa dạy về bao nhiêu lần chúng ta tha thứ anh em mình trong một ngày:
LuLc 17:4 dạy bảy (7) lần; ở Mat Mt 18:22 dạy 70 lần 7.
Điều quan trọng hơn nữa mà tôi con Chúa cần nhớ ấy là Chúa đổ Huyết ra để tha tội chúng ta. Còn chúng ta thì tha thứ anh em mình, cất bỏ khỏi lòng chúng ta khỏi sự hiềm thù, sự tội lỗi, lầm lỗi của anh em mình thôi (
Mat Mt 18:35

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.