THẦN HỌC GIA



Thần học gia là người nói và suy nghĩ về Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Người giảng dạy và giải thích các giáo lý của Đức Chúa Trời trên cơ sở chân lý của Chúa có ghi chép trong Thánh Kinh.
Các dị giáo, ly giáo, các tôn phái hay giáo phái chủ trương hay giảng dạy tà giáo vì không đặt cơ sở và sự giảng dạy và giải nghĩa giáo lý họ trên nền tảng chân lý của Thánh Kinh. Sự giảng dạy, giải nghĩa sai lầm các giáo lý họ trên nền tảng chân lý của Thánh Kinh. Sự giảng dạy giải nghĩa sai lầm các giáo lý Chúa ảnh hưởng tai hại lớn trên nếp sống của người tin nhận. Bởi vậy Giáo hội Chúa rất cần có nhiều nhà thần học chân chính:
1.Cựu ước: Trong Cựu ước có hai hạng người rao truyền Lời của Đức Chúa Trời cho dân sự và các tiên tri và các văn sĩ (thông giáo).
a.Tiên tri: Thời Cựu ước xưng các vị tiên tri là người của Đức Chúa Trời. Mô-se đã dùng từ nầy trước hết (
PhuDnl 33:1). Và chính ông cũng được Chúa kể là “người của Đức Chúa Trời”. Chức tước nầy được dân Chúa dùng suốt cả thời quân chủ (ISa1Sm 2:27, 9:6, IVua 1V 13:1 v.v…) Chính bà Su-nem tin kính kia cũng đã dùng chức tước nầy (IIVua 2V 4:9). Đức Chúa Trời nhiều lần gọi các tiên tri là Đầy tớ của Ngài (IIVua 2V 17:13,23, 21:10, 24:2, Exo Er 9:11, Gie Gr 7:25). Mô-se đã được gọi là đầy tớ của Đức Chúa Trời (Gios Gs 1:1,2).
Tuy nhiên tiên tri cũng có chức tước đặc biệt nữa. Hy-bá-lai có ba từ để gọi các tiên tri như sau: Nabi, Roeh và Hozeh. Nabi được dịch là tiên tri; Roah được gọi là tiên kiến; Hozeh có thể dịch là tiên tri hoặc tiên kiến (
EsIs 30:10, ISu1Sb 29:29).
(1)Nabi: Vị tiên tri là người kêu cầu Gia-vê. Vị tiên tri cầu nguyện với Đức Chúa Trời và đây là dấu hiệu người của Đức Chúa Trời (
SaSt 20:17). ISu1Sb 29:29 phân biệt ba tước hiệu nầy và tôn xưng Sa-mu-ên là Đấng tiên kiến, Na-than là Đấng tiên tri, Gát là Đấng tiên kiến (Nabi, Roeh, và Hozeh). Vào thời kỳ ban đầu có Nabi và Roeh có ý nghĩa khác nha. Nhưng về sau Nabi và Roeh đồng nghĩa (ISa1Sm 9:9). chúng ta có thể hiểu Nabi là ban viên của một nhóm tiên tri, cảm ngẫu khi nói tiên tri (ISa1Sm 10:5,610-13, 19:20-24). Còn Roeh thì đơn độc và là người rất quan trọng và nhạy cảm. Tất cả đã có 10 lần đề cập đến Roeh và 6 lần thì xưng tụng Sa-mu-ên. Còn Hozeh thì cộng tác với vua. Có nhà giải nghĩa nói rằng Hozeh là một vị tiên kiến.
Tóm lại chúng ta có thể hiểu: Roeh là vị tiên tri nhận biết ý tưởng, tâm ý của Đức Chúa Trời Gia-vê. Hozeh là vị tiên tri nhìn biết sự cần yếu của loài người. Còn Nabi là vị tiên tri rao truyền tuyên cáo tâm ý của Đức Chúa Trời Gia-vê có liên hệ đến sự cần yếu của loài người.
(2)Các văn sĩ (Thầy thông giáo): Hy-bá-lai:Sò-pe-rim;Hi-văn Grammateis, Nomikoi (Luật sư) và Nomodidaskaloi (các giáo sư luật), Luật đây là luật pháp (Torah) của Mô-se. Các vị nầy là những vị thông thái chuyên trách nghiên cứu luật pháp Mô-se. Công tác của họ không bao giờ bị kết thúc và gián đoạn. Các nhà văn sĩ , thông giáo nầy xuất hiện trong thời kỳ phu tù Babilôn.
ISu1Sb 2:35 cho chúng ta biết họ và gia đình họ sống có đoàn thể. Ê-xơ-ra là ông tổ của phong trào các nhà văn sĩ (thông giáo) nầy (Exo Er 7:11,10, NeNe 8:7,8). Vào thế kỷ thứ I và thứ II họ trở nên một đảng chánh trị. Người ta còn tìm thấy các thầy văn sĩ (thông giáo) nầy ở La-mã và ở Ba-bi-lôn trong thế kỷ V và VI SC. Đến năm 70 SC, lịch sử có ghi lại nhiều cá nhân văn sĩ danh tiếng. Họ có ảnh hưởng mạnh ở xứ Giu-đê. Và LuLc 5:17 có đề cập đến họ ở Ga - li-lê. Nhiều người giữa vòng họ có chức vị giữa tòa công luận (quốc hội Do-thái). Họ chiếm địa vị quan trọng trong Nhà Họp (Hội). Họ bảo quản luật pháp (Torah) bằng văn tự và truyền khẩu và lưu truyền Thánh Kinh tiếng Hê-bơ-rơ lại cho các thế hệ sau.
Nhiệm vụ cao quý của họ là: bảo quản luật pháp (Torah), dạy dỗ luật pháp cho môn đệ họ. Họ được xưng tụng là luật sư, giáo sư, tiến sĩ luật vì họ là những vị thẩm phán xét xử trong tòa công luận họ thông thạo luật pháp.
2.Tân ước: Thánh Kinh Tân ước xác nhận các vị sứ đồ, tiên tri, và giáo sư v.v… cũng là những thần học gia. Họ là những người đã quán triệt các giáo lý Cơ-đốc giáo và hết mình giảng dạy, huấn luyện Hội Thánh với các giáo lý thuần chánh của Chúa.
(1)Sứ đồ: Tân ước có đề cập đến 80 lần từ “Apostolos” là sứ đồ. Chức vị sứ đồ phát xuất từ Chúa Cứu thế. Ngài kêu gọi lựa chọn, và tấn phong họ. Theo
Mac Mc 3:14 ghi chép thì Ngài chọn họ để họ ở cùng Ngài. Trách nhiệm và phận sự họ rất rộng lớn. Họ là chi trụ của Hội Thánh Chúa. Về các giáo lý họ giảng dạy và huấn luyện đều từ Chúa và được Thánh Linh hà hơi. Họ làm chứng về Chúa từ ngày ban đầu chức vụ cho đến ngày bị thương khó và phục sinh. Họ được sai phái Apostello và Pempô giảng dạy, làm dấu lạ phép kỳ, chữa bệnh, nhưng quan trọng hơn hết nhân Danh Chúa mà rao ra giáo lý Chánh đạo. Họ được xức dầu và đầy dẫy Thánh Linh và là những nhà thần học của Cơ-đốc giáo đầu tiên. Khi nghiên cứu chức sứ đồ, Tân ước cho chúng ta thấy thánh nhiệm họ không phải là những nhà hành chánh cai trị Hội Thánh. Giáo hội nghị đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem chứng minh. Các sứ đồ là những “viên đá thử lửa” tức thử các tà giáo, và bày tỏ Chánh giáo mà thôi.
(2)Các tiên tri: Trong Hội Thánh đầu tiên của đời Tân ước, có một số tiên tri được Đức Chúa Trời dấy lên để phô bày các lẽ đạo chơn chánh Chúa mạc khải cho họ. Họ được Chúa cảm thúc, hà hơi và cho phép nói tiên tri và giải giáo lý chánh đạo Ngài.
Cong Cv 13:1 có ký thuật: Trong Hội Thánh tại An-ti-ốt có mấy tiên tri và mấy giáo sư. Họ là những nhà thần học. Phi-líp có 4 con gái đồng trinh thường nói tiên tri (Cong Cv 21:9) “Có một vị tiên tri tên A-ga-bút ở xứ Giu-đê … (Cong Cv 21:10). Phao-lô đã nêu lên các ân tứ Chúa ban cho Hội Thánh Ngài như tiên tri, sứ đồ, v.v… (Eph Ep 4:11, RoRm 12:6-8, ICo1Cr 12:28,29). Ân tứ tiên tri được liệt vào hàng thứ hai. Các tiên tri hằng giảng giải lẽ thật, chân lý Chúa truyền dạy cho họ.
(3)Các giáo sư: Chúa Giê-xu Krit là giáo sư siêu vời, duy nhứt Chúa dạy nhiều hơn giảng. Ni-cô-đem xưng Chúa là giáo sư từ trời. Phương pháp Chúa dùng dạy là kỳ diệu (
Cong Cv 3:22, Mat Mt 7:28,29, Mac Mc 10:17,18). Sau khi Chúa về trời, Thánh Linh giáng lâm đầy dẫy trên tôi con Chúa, dấy lên nhiều vị giáo sư và họ dạy giáo lý Chân đạo của Chúa cho Hội Thánh. Họ căn cứ theo Lời linh nghiệm và hằng sống của Ngài để các lẽ đạo Cơ-đốc giáo. Họ là những nhà thần học. Cong Cv 13:1 đến hết và (Eph Ep 4:11 cũng đề cập đến “mấy thầy giáo sư” và “mục sư và giáo sư”. Mục sư truyền đạo cũng là giáo sư. Trong Giáo hội Tin Lành thì chức thánh Truyền đạo là chức thứ hai. Chúng ta phải phân biệt chức tổ chức chỉ tạm thời một khoá hai năm thôi và mãn thời hạn thì hết chức. Nhưng Mục sư, Truyền đạo và Chấp sự còn đời đời theo Thánh Kinh dạy. Phao-lô tự xưng mình là giáo sư dạy đạo cho dân ngoại bang. Như vậy các giáo sư cũng là các nhà thần học Cơ-đốc dạy lẽ đạo Chánh giáo của Chúa cho mọi người. Chúa đã trao mệnh lệnh cho họ: “Hãy đi dạy dỗ tất cả các nước (muôn dân). Như vậy một nhà thần học theo Thánh Kinh là một Cơ-đốc nhân của Chúa Giê-xu Krit, đã tin nhận Ngài và được Thánh Linh ban cho ân tứ dạy Lời chân thật của Ngài cách có hệ thống và chánh xác.
3.Hội Thánh ngày nay.
Người ta chất vấn: Hội Thánh ngày nay có cần thần học gia không? Hội Thánh Tin Lành cần thần học gia không? Hỏi tức là đã trả lời. Hội Thánh nói chung, khắp thế giới đều cần các nhà thần học dầu đã có rất đông rất nhiều. Đối với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tuổi thọ mới trên 80 năm. Mục sư Truyền đạo còn thưa thớt. Hội Thánh sau nhiều năm bế tắc, Thần học viện đóng cửa từ năm 1976 không có cơ hội huấn luyện thêm tay đánh lưới, tay gặt thuộc linh nên cũng thiếu các nhà thần học luôn. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam rất cần nhiều thần học gia. Để làm gì ? Thưa:
(a)Trước hết là truyền giảng Lẽ đạo chân chánh của Cơ-đốc giáo cho mọi linh hồn khao khát sự cứu rỗi. Các nhà thần học của Hội Thánh nhà phải trung tín, theo Lời Chúa và do Thánh Linh hướng dẫn và phô bày Chánh đạo, thanh luyện sự giảng dạy tà giáo khỏi Hội Thánh; bảo vệ Chánh giáo và giữ gìn thành quả của công cuộc truyền giảng Tin Lành lâu nay.
Người Truyền đạo rao truyền đạo Chúa, đưa tội nhân đến với Chúa. Tội nhân được tái sanh, được sanh ra trong Hội Thánh Chúa thì nhà thần học phải nuôi dưỡng họ bằng chân lý, tức bằng giáo lý thuần chánh từ Thánh Kinh sắp xếùp có hệ thống.
Nhà thần học còn có trọng nhiệm xây dựng Hội Thánh Chúa. Họ phải đặt nền móng là lời Đức Chúa Trời, là giáo lý của Thánh Kinh vào tâm linh các ấu nhi thuộc linh ấy (
Mat Mt 16:18).
Họ nuôi nấng, chăm sóc, giáo dục, huấn luyện, trưởng dưỡng, hướng dẫn và bảo vệ bầy chiên của Ngài. Đây là trách nhiệm của giáo sư và giáo sư cũng là nhà thần học, quán triệt giáo lý Chúa. Giáo sư (Didaskalos) cứ kiên trì, liên tục dạy đạo, uốn nắn và săn sóc phần thuộc linh Bầy chiên, hầu không phải ăn thứ “cỏ độc” e bị ngộ độc mà chết phần thuộc linh chăng?
Nhà Thần học còn tuân theo mệnh lệnh Chúa ở
Mat Mt 28:19, cũng không xao lãng hoặc từ nan xây dựng làm vững vàng Hội Thánh, nhưng cũng qua thần học “mở rộng trại rào”. Như vậy họ tỏ ra là những nhà thần học đầy ân tứ Chúa, và là người Hội Thánh và Giáo hội đáng kỳ vọng nữa.
(b)Nhà thần học còn được vinh dự lớn lao là xây dựng đất nước cho Danh Chúa Giê-xu. Chắc mỗi chúng ta đều ý thức rõ rệt rằng; Cơ-đốc nhân có hai trách vụ song song; trách vụ đối với Hội Thánh và trách vụ đối với tổ quốc. Đây chẳng những là như vậy cứu rỗi linh hồn mà còn là nhiệm vụ văn hoá nữa. Ôn lại lịch sử thế giới, cũng như các quốc gia trên thế giới lâu nay, chúng ta thấy các thần học gia là những phát ngôn viên của Đức Chúa Trời mà các nhà lãnh đạo các nước ấy nghe theo để làm theo ý Đức Chúa Trời thì được phước: Nước nhà họ hưng thịnh, nhân dân họ giàu mạnh và đất nước trở nên hùng cường trong sự công bình, chánh trực của Đức Chúa Trời (
ChCn 14:34, DaDn 4:29, Cong Cv 4:25).
Đến đây chắc mỗi chúng ta nhận thấy Hội Thánh cần có nhiều nhà thần học biết bao! Tuy nhiên không phải tất cả Cơ-đốc nhân đều có thể trở nên nhà thần học. Chúa ban cho mỗi người ân tứ khác nhau. Dầu vậy chúng ta đừng có thái độ từ chối, chê trách các nhà thần học. Nhưng vì cớ Hội Thánh, vì cớ linh hồn kẻ hư mất và vì cớ đất nước chúng ta cầu nguyện Chúa dấy lên nhiều nhà Thần học Tin Lành. Amen! 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.