THẦN KHÔNG BIẾT (Angostos Theos)


Công Các Sứ đồ thánh có ghi chép khi thánh Phao-lô đến truyền giáo ở thành phố A-thên và giảng ở đồi Mác thì có nói: “Vì khi tôi đi xuyên qua quan sát và thấy các đồ vật thờ cúng của quý vị thì cũng tìm thấy một bàn thờ có viết rằng: “Thờ Thần Không biết” (
Cong Cv 17:23 a) (Bản dịch 90). Bản dịch cũ dịch “Thờ Chúa không biết”.
Các nhà giải kinh, các học giả và thần học gia chưa biết chắc danh hiệu “vị thần không biết” xuất xứ từ đâu, và nguyên do gì mà phát xuất ra.
Các sử gia cũng có chép trong thế kỷ thứ II SC xung quanh A-thên đã xuất hiện nhiều bàn thờ “thờ thần không biết rồi”.
Ông Deissmann luận rằng người ta cũng tìm thấy tại thành phố Bẹt-ga-mốt một bản chữ như thế. Có thể vào thế kỷ thứ II SC, dầu tấm bảng ấy đã nứt bể rồi. Ông Diogenes Laertius có thuật lại câu chuyện khi thành A - thên bị một cơn dịch và muốn kết thúc cơn dịch nầy thì ông Epimendes dạy người A-thên hãy thả chiên trên đồi A-rê-ô-ba và hễ chúng nó nằm xuống ở đâu thì hãy bắt dùng làm của lễ cúng tế thần ở chỗ đó dầu không biết vị thần đó tên gì?
Do đó mà có bàn thờ “Vị thần không biết” mà ông Phao-lô nhìn thấy khi đi quan sát tôn giáo thành phố nầy.
Ông dùng sự kiện nầy làm lạc điểm giải bày cho các nhà tri thức, triết học và học giả ở đồi Mác về Đức Chúa Trời thương yêu, quyền năng, công bình mà họ cần phải tôn thờ và phục vụ. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.