Năm 1564 giữa Anh quốc Giáo hội có nhóm
Thanh giáo xuất hiện. Nhóm nầy vẫn luôn luôn thiểu số trong Giáo hội thôi nhưng
là những thành viên chủ trương cần Cải chánh tận gốc chứ không muốn cải chánh
nửa chừng. Nhóm Thanh giáo công kích các giáo lễ, các nghi thức nhuộm màu mê
tín dị đoan trong các giáo xứ, giáo phận. Họ cũng nhấn mạnh Giáo hội cần có kỷ
luật nghiêm túc về chức thánh, và nghiêm khắc trong công việc tuyển chọn hay bổ
nhiệm các vị mục sư (linh mục). Dưới triều nữ hoàng Elizabeth các thành viên
Thanh giáo không phải là thành viên phân rẽ khỏi Giáo hội. Họ luôn luôn ở trong
Giáo hội Anh quốc nhưng chủ trương phải cải tổ Giáo hội và muốn Giáo hội sinh
hoạt trong đường lối thánh khiết.
Qua thế kỷ 17 thì từ Thanh giáo có ý nghĩa rộng rãi hơn và gọi các thành viên của Trưởng lão hội, Giáo nhiệm hội, Độc lập hội và tin theo tín điều của Calvin, sinh sống trong đường tin kính đều gọi là Thanh giáo. Thanh giáo theo ý nghĩa rộng rãi nầy phát triển mạnh đưa các giáo phái đến một đời sống thanh sạch, có luân lý đạo đức sâu nhiệm, có nền tảng Thần học thuần chánh. Đặc biệt họ có hai điểm nầy: giảng dạy nghiên cứu công phu về công việc của Đức Thánh Linh và quan niệm ngày Chúa nhật là ngày Sa-bát của Cơ-đốc nhân. Các nhà thần học có tiếng tăm của Thanh giáo là các vị như: J. Owen, R. Baxter, T. Goodwin, J. Howe, R. Sibbes.
Qua thế kỷ 17 thì từ Thanh giáo có ý nghĩa rộng rãi hơn và gọi các thành viên của Trưởng lão hội, Giáo nhiệm hội, Độc lập hội và tin theo tín điều của Calvin, sinh sống trong đường tin kính đều gọi là Thanh giáo. Thanh giáo theo ý nghĩa rộng rãi nầy phát triển mạnh đưa các giáo phái đến một đời sống thanh sạch, có luân lý đạo đức sâu nhiệm, có nền tảng Thần học thuần chánh. Đặc biệt họ có hai điểm nầy: giảng dạy nghiên cứu công phu về công việc của Đức Thánh Linh và quan niệm ngày Chúa nhật là ngày Sa-bát của Cơ-đốc nhân. Các nhà thần học có tiếng tăm của Thanh giáo là các vị như: J. Owen, R. Baxter, T. Goodwin, J. Howe, R. Sibbes.