THẠNH NỘ (Cơn)



Thánh Kinh có nói cơn giận của loài người và cơn giận của Đức Chúa Trời. Nhưng Thánh Kinh cũng cho chúng ta biết về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
Thuộc tánh của Đức Chúa Trời là thánh khiết và công bình. Nhưng nhân loại thì phạm tội, thờ lạy hình tượng, ma quỷ lìa bỏ Đức Chúa Trời nên bại hoại. Đức Chúa Trời nổi giận công phẫn nỗi thạnh nộ với loài người chỉ vì bản tánh Chúa kỵ tà và không dung nạp tội ác. Đức Chúa Trời thương yêu nhân loại do Ngài tạo dựng nên, nhưng Ngài phải đoán phạt tội lỗi và sự xấu xa. Cơn thạnh nộ Chúa nổi lên vì cớ tội lỗi và ma quỷ. Đức Chúa Trời phải đoán phạt tội lỗi. Loài người phạm nhiều sự bất công và không tín kính nên cơn phẫn nộ và thạnh nộ Ngài cứ lơ lững và giáng xuống trên họ.
Thánh Kinh Cựu ước cũng như lịch sử nhân loại đã ghi lại nhiều trường hợp và gương chứng về cơn thạnh nộ và sự đoán phạt Đức Chúa Trời đã giáng xuống trên các nước, các thành phố, các đế đô với họ quá hư hoại, sa đọa, như: Sô-đôm, Gô-mô-rơ, Ni-ni-ve, Ba-bi-lôn … bị lửa từ trời sa xuống thiêu hủy, hoặc bị tàn phá hủy diệt. Nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ đổ xuống trên loài người trong ngày cuối cùng như sách thần Mặc thị (Khải) đã ghi chép. Đức Chúa Trời kêu gọi cá nhân, các đoàn thể, các xã hội, các nước lớn nhỏ phải ăn năn và biết thờ phượng Ngài (
PhuDnl 29:23, NaNk 1:2-6).
Tuy nhiên Đức Chúa Trời là Đấng chậm giận và đầy lòng thương xót; Ngài nhẫn nại chờ đợi loài người ăn năn (
RoRm 2:4,5).
Cơn phẫn nộ và thạnh nộ Chúa phát lộ ra qua nhiều cách để trừng trị loài người lâu nay. Như dịch lệ, sự chết chóc, tù đày, đói kém, hạn hán, lũ lụt, bão tố, sóng thần, bệnh tật, nguy hiểm v.v… Nhân loại đã và đang chứng kiến, chịu đựng những tai họa nầy do cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời Gia-vê, nhưng cứ cứng lòng chắc chắn sẽ đến chỗ hủy diệt của ngày xét đoán chung thẩm (Xin đọc
GiGa 3:36, Eph Ep 5:6, CoCl 3:6, KhKh 19:15, 11:18, 14:10, 16:19, 6:16).
Tuy nhiên đường lối, phương cách tho tội nhân tránh khỏi cơn thạnh nộ và sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đã được trình bày nhiều lần trong Cựu ước và Tân ước. Loài người đã bất lực và ở trong tình trạng hư hoại nên các phương pháp, đường lối họ không hiệu nghiệm. Nhân loại đã không tự cứu mình khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời được. Đức Chúa Trời thương yêu thế gian nên đã dự liệu cho nhân loại một con đường giải thoát, một phương pháp cứu rỗi.
Đời Cựu ước Đức Chúa Trời đã kêu gọi Áp-ra-ham, Mô-se, các tiên tri Ê-sai, Giê-rê-mi v.v… dạy họ dâng của lễ chuộc tội Tội nhân được cứu vì đã đặt tay trên đầu con sinh tế mà xưng tội và con sinh tế ấy chịu chết, đổ huyết và thay thế tội nhân.
Đến đời ân diển, Đức Chúa Trời đã sai Con độc sanh là Chúa Giê-xu Krit giáng sinh, truyền đạo lành rồi chịu chết, làm một sinh tế đổ huyết trên cây thập tự thay thế tội nhân.Chúa đã phục sinh, thăng thiên ngồi bên cánh hữu Đức Chúa Trời cầu thay cho chúng ta.
Bây giờ Đức Chúa Trời chỉ đòi hỏi tội nhân hãy ăn năn, tin nhận đường cứu rỗi của Ngài, chịu lễ Báp-têm trong danh Giê-xu Krit thì được cứu rỗi, thoát khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (
RoRm 5:9, 10,11). 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.