Thánh Kinh đề cập rất nhiều từ thành
phố. Cựu ước nói 1090 lần; Tân ước cũng khá nhiều.
Thành phố xưa cũng khá rộng lớn, như thành Ni-ni-ve, Ba-bi-lôn, Xô-đôm, Gô-mô-rơ v.v… Chúng ta cần phân biệt các thành phố, thành thị, thành trì, các làng mạc của nhân dân xưa. PhuDnl 5:14, 12:15, có các thành phố xung quanh có xây thành hoặc tường như Giê-ri-cô. Mười hai thám tử được sai phái đi thám hiểm và họ đã phúc trình có thành có vách, tường có thành không có. Trong thành của dân sự lúc bấy giờ có các quan cai trị, các vị trưởng lão, các cơ quan hành chánh; cũng có thành có vị tù trưởng, quan trưởng chi phái. Những thành có vị vua hay hoàng đế ngự trị cũng gọi là thành nhưng thật là thủ đô như Ba-bi-lôn, Ni-ni - ve, Giê-ru-sa-lem.
Thánh Kinh cũng phân biệt thành thánh như Giê-ru-sa-lem và thành dân ngoại bang.
Thánh Kinh cũng nói đến các thành tường tọa lạc trên đồi cao đề phòng bị khi có quân thù vây hãm (Gios Gs 11:13). Thành tọa lạc không có nước, có chợ, có tháp canh, cũng có tháp cao để dân cư ẩn náu v.v…
Tân ước dịch từ Polis: thành phố. Các thành phố của Tân ước có khác các thành phố của Cựu ước. Các thành phố nầy một số nhắm vào ngành thương mại, hoặc trung tâm văn hoá, kỹ nghệ. Các thành phố đời Tân ước như Đa-mách, An-ti-ốt, (Êph v.v… có các Cơ-đốc nhân thường ngụ tại các Hội Thánh.
Phần đông các thành phố đời Tân ước còn có các Nhà Họp của Do-thái giáo nữa. Phần đông các thành phố đời Tân ước được Hy-lạp hoá, nhân dân phần đông nói tiếng Hy-lạp.
Bốn sách Tin Lành (Phúc âm) nêu lên các cuộc hành trình của Chúa Giê-xu đến các thành truyền giảng đạo Tin Lành, làm phép lạ, cứu chữa bệnh tật, đuổi quỷ v.v… các thành ấy được tiếp nhận đạo Chúa, có thành lại tống đuổi Chúa đi.
Thành Giê-ru-sa-lem là thành thánh (EsIs 52:1, Mat Mt 4:5), là thành của Vua vĩ đại (Thi Tv 48:2, Mat Mt 5:35). Tại thành nầy có Đền Thờ Đức Chúa Trời Gia-vê. Ý niệm phục hồi thành thánh có ghi chép nhiều trong Cựu ước (Exe Ed 40:1-49, XaDr 2:1-13, AgKg 2:6-9). Sách Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn (Thứ kinh 17:33;), sách Ê-nóc I, 90:28;) v.v… Sách Công vụ Các Sứ đồ Thánh ghi chép nhiều thành phố được thánh Phao-lô, Ba-na-ba, Ti-mô-thê v.v… đến truyền giáo và tin nhận Chúa, Phao-lô đã viết các thư cho Hội Thánh ở các thành ấy như La-mã, Cô-rinh-tô, Phi-líp, Cô-lô-se, (Êphv.v… Giải nghĩa Thánh Kinh luận về các giáo lý, thần học rất sâu sắc.
Sách Khải thị (Thần Mặc thị) đề cập đến thành Giê-ru-sa-lem thánh từ trời trong thời kỳ ngàn năm bình an (KhKh 21:1, 2-9). Thành nầy là gì? Là Hội Thánh Chúa, là Vợ hứa (thuộc linh) của Đấng Krit, là dân I-xơ-ra-ên của Chúa được lập lên trên sứ điệp sự giảng dạy của các sứ đồ.
Thành phố xưa cũng khá rộng lớn, như thành Ni-ni-ve, Ba-bi-lôn, Xô-đôm, Gô-mô-rơ v.v… Chúng ta cần phân biệt các thành phố, thành thị, thành trì, các làng mạc của nhân dân xưa. PhuDnl 5:14, 12:15, có các thành phố xung quanh có xây thành hoặc tường như Giê-ri-cô. Mười hai thám tử được sai phái đi thám hiểm và họ đã phúc trình có thành có vách, tường có thành không có. Trong thành của dân sự lúc bấy giờ có các quan cai trị, các vị trưởng lão, các cơ quan hành chánh; cũng có thành có vị tù trưởng, quan trưởng chi phái. Những thành có vị vua hay hoàng đế ngự trị cũng gọi là thành nhưng thật là thủ đô như Ba-bi-lôn, Ni-ni - ve, Giê-ru-sa-lem.
Thánh Kinh cũng phân biệt thành thánh như Giê-ru-sa-lem và thành dân ngoại bang.
Thánh Kinh cũng nói đến các thành tường tọa lạc trên đồi cao đề phòng bị khi có quân thù vây hãm (Gios Gs 11:13). Thành tọa lạc không có nước, có chợ, có tháp canh, cũng có tháp cao để dân cư ẩn náu v.v…
Tân ước dịch từ Polis: thành phố. Các thành phố của Tân ước có khác các thành phố của Cựu ước. Các thành phố nầy một số nhắm vào ngành thương mại, hoặc trung tâm văn hoá, kỹ nghệ. Các thành phố đời Tân ước như Đa-mách, An-ti-ốt, (Êph v.v… có các Cơ-đốc nhân thường ngụ tại các Hội Thánh.
Phần đông các thành phố đời Tân ước còn có các Nhà Họp của Do-thái giáo nữa. Phần đông các thành phố đời Tân ước được Hy-lạp hoá, nhân dân phần đông nói tiếng Hy-lạp.
Bốn sách Tin Lành (Phúc âm) nêu lên các cuộc hành trình của Chúa Giê-xu đến các thành truyền giảng đạo Tin Lành, làm phép lạ, cứu chữa bệnh tật, đuổi quỷ v.v… các thành ấy được tiếp nhận đạo Chúa, có thành lại tống đuổi Chúa đi.
Thành Giê-ru-sa-lem là thành thánh (EsIs 52:1, Mat Mt 4:5), là thành của Vua vĩ đại (Thi Tv 48:2, Mat Mt 5:35). Tại thành nầy có Đền Thờ Đức Chúa Trời Gia-vê. Ý niệm phục hồi thành thánh có ghi chép nhiều trong Cựu ước (Exe Ed 40:1-49, XaDr 2:1-13, AgKg 2:6-9). Sách Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn (Thứ kinh 17:33;), sách Ê-nóc I, 90:28;) v.v… Sách Công vụ Các Sứ đồ Thánh ghi chép nhiều thành phố được thánh Phao-lô, Ba-na-ba, Ti-mô-thê v.v… đến truyền giáo và tin nhận Chúa, Phao-lô đã viết các thư cho Hội Thánh ở các thành ấy như La-mã, Cô-rinh-tô, Phi-líp, Cô-lô-se, (Êphv.v… Giải nghĩa Thánh Kinh luận về các giáo lý, thần học rất sâu sắc.
Sách Khải thị (Thần Mặc thị) đề cập đến thành Giê-ru-sa-lem thánh từ trời trong thời kỳ ngàn năm bình an (KhKh 21:1, 2-9). Thành nầy là gì? Là Hội Thánh Chúa, là Vợ hứa (thuộc linh) của Đấng Krit, là dân I-xơ-ra-ên của Chúa được lập lên trên sứ điệp sự giảng dạy của các sứ đồ.