THÁNH (Sự thánh khiết)



Cựu ước có ghi đến 830 lần từ tánh hay bản tánh thánh khiết hoặc sự thánh khiết.
qàdôsê (thánh)
qôdesê (sự thánh khiết)
Thánh khiết, thánh cũng có thể hiểu là thiêng liêng trong sạch thuộc về thần, về Chúa. Không lẫn lộn với sự dơ bẩn, ô uế. Nói cách khác là “cách biệt ra”, “biệt riêng ra khỏi”.
1. Thánh Kinh thường dùng từ nầy để xưng hô về bản tánh Chúa, về Chúa là Đấng ba lần Thánh thay! Chúa biệt riêng, biệt khỏi người trần gian vì Ngài thánh khiết; thế gian và con người lẫn mọi vật chất đều ô uế, dơ bẩn. Chúa là Đấng cao cả, chí thánh, sự vinh quang Chúa đáng kính sợ (
XuXh 3:4,5).
Về bản tánh đạo đức Ngài thì vô ngộ, trọn lành, chí thiện (
LeLv 11:44, chí ái, chí nhân, chí từ).
2. Từ nầy áp dụng vào các khí dụng và cơ cấu trong việc thờ phượng. Các khí dụng ấy được gọi là “thánh” vì đã hiến dâng cho Chúa và biệt riêng ra thánh dùng trong vào việc thờ phượng Chúa thôi. Trong sách Ngũ kinh của Mô-se đã ghi Đền Tạm là thánh, bàn thờ xông hương, bàn bằng đồng cho của lễ thiêu, các muỗng, vá, bát, chén v.v… các áo xống, các thầy tư tế là vật thánh cả.
3. Từ nầy còn áp dụng cho người phục vụ Chúa, các lễ thánh hoá con người và chức vụ của họ.
XuXh 29:1, Chúa truyền Mô-se tổ chức buổi lễ biệt riêng A-rôn ra thánh để họ làm chức tế lễ trước sự hiện diện thánh của Chúa. Từ nầy còn nói lên bản tánh đạo đức của đầy tớ Chúa xưa như ở Thi Tv 15:1 “Ai sẽ ở trong núi thánh Chúa?”. Thì câu trả lời nêu lên bản tánh đạo đức của kẻ ở trong Nhà Chúa là công bình, chân thật, không nói hành, chẳng làm hại v.v…
EsIs 57:15 chép: “Danh Chúa là thánh … Ngài ngự nơi cao và thánh với người có lòng ăn năn, đau đớn và khiêm nhường …”. Như vậy, những kẻ có bản tánh đạo đức, ăn năn tội lỗi, khiêm nhường v.v… thì được nên thì ở với Chúa là Đấng Thánh.
Khi nghiên cứu Thi thiên và các sách tiên tri thì sẽ thấy rõ ràng các cuộc lễ, các sự dâng hiến đều liên hệ đến từ thánh khiết, biệt riêng ra thánh, dâng hiến cho Chúa làm của lễ thánh v.v… đều liên quan đến bản chất luân lý hay đạo đức.
4. Từ nầy theo Hy văn “Hagios” là từ có ý nghĩa là rất gần với Qădoês từ Hy-bá-lai, có thể là từ nguồn gốc Hangos có nghĩa “trong sáng”, “trong sạch”. Tư tưởng căn bản là “phân cách”,”phân kỷ, chia cắt ra” biệt riêng ra thánh. Trong Tân ước xưng Chúa Giê-xu Krit là Đấng Thánh (
Cong Cv 2:27). Đấng được sanh ra bởi Thánh Linh là con cái Đức Chúa Trời (LuLc 1:35, Mat Mt 11:18).
Như vậy kẻ được xưng là thánh là những người được kể là (được xưng) là công bình tức được liên hiệp thành một với Krit, tức là chống trả không liên hệ gì với tội lỗi, sự ô uế, xấu xa.
Về phương diện giá trị luân lý thì bản chất và hành động của những kẻ mà qua sự ngự trị của Thánh Linh trong họ mà họ nhận được bản tánh của Đấng Krit hoàn toàn bằng lòng thuận phục sự cai trị của Chúa Ba Ngôi vậy. (xin đọc
RoRm 6:22, IICo 2Cr 7:1, ITe1Tx 5:23, IGi1Ga 1:7, 3:6-9).
Không phải tự chúng ta nên thánh, tự làm mình thánh hoá được bèn là Đấng thánh ngự trong chúng ta thánh hoá chúng ta qua quyền năng của Ngài. Và một khi đã được thánh hoá, Đấng Krit ở trong mình, Đấng Krit thành hình trong Cơ-đốc nhân thì Cơ-đốc nhân thật sự “cách ly, phân rẽ khỏi tội lỗi thế gian” và không muốn phạm tội nữa dầu cám dỗ đến. Chúng ta cũng đã hiểu biết là sự nên thánh có những giai đoạn diễn tiến qua sự kinh nghiệm Chúa ban cho, cho đến khi thành toàn là lúc gặp Chúa hiện ra vậy. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.