THIÊN SỨ, THIÊN THẦN

                                                      

Hy văn Angelos, được dịch thiên sứ, thiên thần. Đức Chúa Trời có muôn vàn thiên sứ, thiên thần. Họ là sứ giả của Đức Chúa Trời, là khâm sai của Chúa. Họ phục vụ Đức Chúa Trời và sinh hoạt trong thiên đàng của Chúa. Họ có phận sự tôn vinh, ca ngợi Gia-vê Đức Chúa Trời trước Ngai thánh Ngài (KhKh 4:5). Họ có trách nhiệm tuân hành mệnh lệnh của Chúa (Thi Tv 103:20). Họ chầu chực trước sự hiện diện vinh quang của Đấng thánh (Mat Mt 18:10).
1.Trong cuộc sáng tạo các thiên sứ cũng đi theo Đức Chúa Trời Gia-vê (
Giop G 38:7). Theo Thần hựu của Chúa, thiên sứ Mi-ca-ên cũng phải hành động theo qui định, theo sự xếp đặt và theo kế hoạch của Đức Chúa Trời (DaDn 12:1). Thiên sứ của Chúa cũng là khâm sai đi hoà giải với loài người. Hai thiên sứ Chúa hiện đến ở Xô-đôm, Gô-mô-rơ để giải cứu Lót và gia đình ông. Nhưng hai thiên sứ cũng muốn cho dân thành nầy ăn năn trở lại với Chúa, nhưng họ chẳng ăn năn mà còn bạo ngược hơn nữa (SaSt 19:1). Rốt lại thiên sứ Chúa còn được Chúa giao cho trọng nhiệm rao báo Lời Ngài (LuLc 1:28) và thi hành các công việc của Chúa (Mat Mt 28:2).
Trong thời Tân ước thiên sứ lại được dự phần phục vụ Chúa Giê-xu Krit và rao báo sự giáng sanh Ngài (
LuLc 2:10,11). Chúng ta cần chú ý về công tác của các thiên sứ trong thánh vụ của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Từ khi Chúa giáng sanh cho đến khi Ngài ở trong vườn Ghết-sê-ma-nê chỉ có hai thiên sứ hiện ra hầu việc Ngài thôi. Dầu Thánh Kinh có chép muôn vàn thiên sứ ca hát sau khi một vị thiên sứ có thể là thiên sứ trưởng rao báo Tin Lành (Tin Mừng). Lần thứ hai một thiên sứ đã hiện ra để hầøu việc Ngài sau khi Satan đã bị đánh bại trong trận chiến cám dỗ Chúa ở sa mạc. Ý định của Đức Chúa Cha muốn Ngài phải một mình lao khổ, tranh đấu, chiến thắng một mình qua các ngày tháng thi hành công cuộc cứu chuộc.
Dẫu vậy Thánh Kinh có ký thuật thiên sứ đã đến trò chuyện với Ngài và khi Ngài phục sanh thì họ đã hiện ra. Khi Ngài về trời thì có hai thiên sứ xuất hiện để tuyên cáo Ngài về trời nhưng ngài sẽ trở lại.
2. Thánh Kinh cũng có ghi lại một ít chỗ nói về bản tánh của thiên sứ, thiên thần: Thiên sứ, thiên thần là các vị thiêng liêng, mắt trần không nhìn thấy được. Thiên sứ ở trên trời. Họ chầu chực hầu hạ, phục vụ Đức Chúa Trời. Họ tuân thủ thực thi mệnh lệnh Chúa. Có một sự liên hệ, giữa Đức Chúa Trời và thiên sứ. Thánh Kinh gọi rằng: thiên sứ của Ngài! Thiên sứ của Gia-vê! Thiên sứ trưởng Mi-ca-ên, Gáp-ri-ên thường rằng mắt Đức Chúa Trời.
Sách Gióp và Thi thiên cũng gọi thiên sứ là “các Đấng trên trời” (
Thi Tv 29:1) hoặc các thánh phục vụ Đức Chúa Trời (Giop G 5:1) hoặc “con trai của Đức Chúa Trời” (Thi Tv 89:6) hoặc “các vị thần” (Thi Tv 82:1). Các Cơ-đốc nhân cũng được gọi là con cái hay con trai của Đức Chúa Trời.
3. Thánh Kinh có đề cập đến:
Xê-ra-phim, Chê-ru-bim, Mi-ca-ên, Gáp-ri-ên (
EsIs 6:1, SaSt 3:24).
Sách Đa-ni-ên thì tôn xưng là vị quan trưởng to lớn (
DaDn 12:1). KhKh 12:7 thì nói đến các thiên sứ khác. Cũng có chỗ xưng là Sanh vật. Tân ước có dùng từ kẻ cầm quyền để đề cập đến thiên sứ (Eph Ep 3:10, CoCl 2:10, 1:16, Eph Ep 1:21, IPhi 1Pr 3:22).
Theo Thứ kinh của người Giu-đa thì có bảy vị thiên sứ là U-ri-ên, Ra-pha-ên, Mi-ca-ên, Xa-ra-ka-ên, Gáp-ri-ên, và Giê-rê-mi-ên. Thánh Kinh có nói đến Mi-ca-ên và Gáp-ri-ên. Về chức vụ của các thiên sứ thì Thánh Kinh có chép:
- Thiên sứ đoán xét (
SaSt 1:13, IISa 2Sm 24:16, Thi Tv 78:49).
- Thiên sứ canh giữ (
DaDn 4:13-23)
- Thiên sứ vực sâu thẳm (
KhKh 9:11)
- Thiên sứ có quyền trên lửa (
KhKh 14:18)
- Thiên sứ có quyền trên nước (
KhKh 16:9).
- Bảy thiên sứ (
KhKh 8:2)
4. Sự tổ chức và số, hàng ngũ của thiên sứ, thiên thần: Thánh Kinh không cho chúng ta biết đích xác số các thiên sứ nhưng chỉ ghi chép có một số đạo binh thiên sứ trên trời rất đông đảo. Họ được gọi là cơ binh của Đức Chúa Trời hay đạo thiên binh (
PhuDnl 32:2, Thi Tv 68:17). KhKh 5:11 chép có vô số thiên sứ, có hàng vạn hàng tỉ thiên sứ. Như vậy chắc chắn có một tôû chức và thứ bậc. Vì Đức Chúa Trời là Đấng trật tự nên giữa vòng các thiên sứ, thiên thần cũng có trật tự hẳn hoi.
Họ được Đức Chúa Trời tạo dựng nên, là giống thuộc linh. Họ được Đức Chúa Trời đặt tên cho như đã ghi phần trên.Công tác của họ là phục vụ Chúa, chầu chực trước mặt Chúa và ca hát ngợi khen Ngài.
(Xin tìm đọc thêm ở sách Hệ thống Thần học hoặc ở hần học căn bản để quán triệt đề tài nầy) 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.