Qua Thánh Kinh Cựu Tân ước, đặc biệt các
Thi thiên, chúng ta nhận biết các thánh tổ xưa nay thường có sự thờ phượng và
cầu nguyện riêng tư với Chúa hằng ngày.
1.Thờ phượng và cầu nguyện riêng (cá nhân)
Đa-ni-ên, Đa-vít đã biệt nhiều thì giờ và cầu nguyện riêng, thờ phượng riêng với Chúa nhiều lần mỗi ngày. Chúa Giê-xu và các sứ đồ cũng thường đi riêng ra thờ phượng và cầu nguyện. Nhà Đại Cải chánh Martin Luther đã để mỗi ngày từ 2 đến 3 giờ để cầu nguyện và thờ phượng riêng.
Đa-ni-ên đi lên phòng cao, mở cửa sổ ra cầu nguyện, thờ phượng. Đa-vít thì vào Đền Thờ. Chúa Giê-xu đi lên núi hoặc vào nơi vắng vẻ. Các sứ đồ cũng vậy. Với chúng ta có thể vào Nhà thờ hoặc nếu có phòng riêng; không thì tìm nơi yên lặng mà thờ phượng và cầu nguyện Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi. Ngài vui lòng nghe lời cầu nguyện và chứng giám sự thờ phượng riêng của chúng ta với Chúa.
Áp-ra-ham và Nôê đứng chầu trước mặt Chúa. Đa-ni-ên cung kính quì gối kêu cầu Chúa. Đa-vít ngồi trong Đền Thờ kêu cầu Chúa và thờ lạy Ngài. Chúa Giê-xu thì sấp mình xuống trong vườn Ghết-sê-ma-nê mà cầu nguyện. Tiên tri Giô-na nằm trong bụng cá vẫn kêu van cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ và cứu giúp mình.
Sự thờ phượng và cầu nguyện riêng của mỗi Cơ-đốc nhân cần được thường xuyên, cũng như chúng ta lo chăm sóc thân thể vậy. Trong thời kỳ hoạn nạn thử thách, cũng như bình an vui thỏa, Cơ-đốc nhân hãy chuyên tâm thờ phượng và cầu nguyện riêng, thâm giao với Chúa mình.
Chương trình thờ phượng và cầu nguyện riêng mỗi sáng khởi đầu bằng sự đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và ca háùt ngợi khen Chúa. Lời cầu nguyện này từ lòng sốt sắng, yêu mến Chúa. Ngoài ra còn có những sự nhu cầu, những vấn đề khác cần nhớ để xin và cầu thay.
Sự đọc Thánh Kinh cần có chương trình và hệ thống tùy theo mỗi cá nhân.
2. Sự thờ phượng trong gia đình (Gia đình lễ bái)
Gia đình lễ bái là sự thờ phượng của mỗi gia đình Cơ-đốc nhân. Sự thờ phượng của gia đình Cơ-đốc nhân rất quan trọng, quan trọng về nhiều phương diện. Đối với Đức Chúa Trời thì đây là mệnh lệnh và ý muốn Ngài. Từ khởi thuỷ, lúc Chúa dựng nên loài người thì Ngài đã truyền dạy tổ tông loài người thờ phượng Ngài và lập gia đình lễ bái. Chính Chúa đã hiện ra mỗi chiều trong luồng gió hiu hiu chủ tọa sự thờ phượng của A-đam và Ê-va. Suốt qua các thời đại Nô-ê, Áp-ra-ham v.v… Các tổ phụ loài người đều lập gia đình lễ bái. Chính các tổ phụ làm chủ lễ cuộc thờ phượng ấy.
Với nhà giải phóng Mô-se, Đức Chúa Trời Gia-vê nhiều lần truyền bảo ông phải dạy các gia đình lập gia đình lễ bái, tức cuộc thờ phượng của gia đình. Trong giờ thờ phượng của gia đình, họ còn có cơ hội dạy đạo cho con cái, người nhà họ biết Chúa và Lời Ngài. Thánh Kinh có đề cập rất nhiều về các gia đình tôi con Chúa. Đức Chúa Trời quan tâm cứu rỗi và cứu giúp các gia đình tôi con Chúa.
LuLc 19:9 chép: Cong Cv 16:30-31. Trong thời Cựu ước Chúa ban phước cho gia đình Nô-ê (SaSt 7:13 cứu giúp và giải phóng gia đình I-xơ-ra-ên khỏi ách nô lệ xứ Ai Cập (XuXh 12:3,4). Ra-háp dầu là một kỵ nữ nhưng biết ăn năn tin thờ Chúa, thì Chúa cứu rỗi cả gia đình bà (Gios Gs 6:24,25). Trong thời Tân ước Chúa Giê-xu Krit đã cứu gia đình Xa-chê (LuLc 9:5,6,9). Gia đình Cọt-nây thì hết lòng tìm kiếm vào thờ phượng Chúa nên Chúa đã dùng ông Phi-e-rơ đem Tin Lành đến cho họ và qua sự giảng dạy của sứ đồ, gia đình nầy được đầy dẫy Thánh Linh. Bà Ly-đi là người tin kính Chúa nên đã được cứu khi bà tin Chúa Giê-xu qua lời giảng dạy của Phao-lô. Chủ ngục thành Phi-líp và gia đình ông cũng được cứu rỗi cách kỳ diệu nhờ tin đến lời Chúa qua Phao-lô và Xi-la truyền giảng tại chốn lao tù.
Qua sự dạy đạo hướng dẫn con cái và người trong nhà tăng trưởng và vững vàng trong đạo Chúa. Dưới Thể chế Thần minh, hoặc quân chủ hay trong thời các tiên tri, dân sự của Gia-vê đều được dạy dỗ và khuyến khích thiết lập cuộc thờ phượng trong gia đình. Đến đời Tân ước, chính Chúa Giê-xu Krit cũng như các sứ đồ đều dạy dỗ cùng nhấn mạnh đến cuộc thờ phượng trong gia đình. Nhiều lần Chúa và các sứ đồ tạm trú trong nhà của Ma-ri, Ma-thê, và La-xa-rơ, và Chúa tham dự vào giờ gia đình lễ bái của gia đình nầy. Phao - lô trong các cuộc hành trình truyền giáo, ông cũng tạm trú tại nhiều gia đình tôi con Chúa và cũng tham dự vào các cuộc thờ phượng gia đình, như gia đình bà Ly-đi, gia đình bà ngoại và mẹ Ti-mô-thê, gia đình chấp sự Phi-líp.
Bởi vậy các gia đình Cơ-đốc nhân từ ngày có cuộc cải chánh đến nay đều được khuyên dạy và khuyến khích lập gia đình lễ bái. Chính các nhà đại cải chánh như Martin Luther,Jean Calvin v.v… đều đã thành kính lập gia đình lễ bái để thờ phượng Chúa chung với gia đình.
Gia đình lễ bái đem lại nhiều ơn phước. Trong tập “Kíp lo Truyền đạo thiếu nhi” có đề cập đến sự thờ phượng trong gia đình lễ bái, qua gia đình lễ bái phụ huynh và toàn thể gia đình tương thông tương giao với nhau trước sự hiện diện Chúa. Các phụ huynh chẳng những có thì giờ, cơ hội thờ phượng Chúa, cùng học giáo lý, Thánh Kinh với nhau mà còn có dịp dạy Lời Chúa cho con em. Tập cho con em một thói quen tin kính thờ phượng Chúa, nghe lời Thánh Kinh và học tập cầu nguyện.
Chương trình của gia đình lễ bái không nên quá dài độ 50 phút, nếu có các thiếu nhi và ấu nhi thì đọc Thánh Kinh và cắt nghĩa ngắn, cầu nguyện ngắn và cho các em đi ngủ trước. Chương trình có thể có các mục sau đây:
1. Hát một điệp khúc
2. Cầu nguyện ngắn, xin Chúa hiện diện.
3. Đọc một đoạn (khúc) Thánh Kinh theo chương trình của gia đình hay Hội Thánh đã ấn định
4. Một người cầu nguyện sau khi đã cắt nghĩa lời Chúa cách vắn tắt.
5. Cầu nguyện chung và hát Halêlugia!
1.Thờ phượng và cầu nguyện riêng (cá nhân)
Đa-ni-ên, Đa-vít đã biệt nhiều thì giờ và cầu nguyện riêng, thờ phượng riêng với Chúa nhiều lần mỗi ngày. Chúa Giê-xu và các sứ đồ cũng thường đi riêng ra thờ phượng và cầu nguyện. Nhà Đại Cải chánh Martin Luther đã để mỗi ngày từ 2 đến 3 giờ để cầu nguyện và thờ phượng riêng.
Đa-ni-ên đi lên phòng cao, mở cửa sổ ra cầu nguyện, thờ phượng. Đa-vít thì vào Đền Thờ. Chúa Giê-xu đi lên núi hoặc vào nơi vắng vẻ. Các sứ đồ cũng vậy. Với chúng ta có thể vào Nhà thờ hoặc nếu có phòng riêng; không thì tìm nơi yên lặng mà thờ phượng và cầu nguyện Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi. Ngài vui lòng nghe lời cầu nguyện và chứng giám sự thờ phượng riêng của chúng ta với Chúa.
Áp-ra-ham và Nôê đứng chầu trước mặt Chúa. Đa-ni-ên cung kính quì gối kêu cầu Chúa. Đa-vít ngồi trong Đền Thờ kêu cầu Chúa và thờ lạy Ngài. Chúa Giê-xu thì sấp mình xuống trong vườn Ghết-sê-ma-nê mà cầu nguyện. Tiên tri Giô-na nằm trong bụng cá vẫn kêu van cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ và cứu giúp mình.
Sự thờ phượng và cầu nguyện riêng của mỗi Cơ-đốc nhân cần được thường xuyên, cũng như chúng ta lo chăm sóc thân thể vậy. Trong thời kỳ hoạn nạn thử thách, cũng như bình an vui thỏa, Cơ-đốc nhân hãy chuyên tâm thờ phượng và cầu nguyện riêng, thâm giao với Chúa mình.
Chương trình thờ phượng và cầu nguyện riêng mỗi sáng khởi đầu bằng sự đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và ca háùt ngợi khen Chúa. Lời cầu nguyện này từ lòng sốt sắng, yêu mến Chúa. Ngoài ra còn có những sự nhu cầu, những vấn đề khác cần nhớ để xin và cầu thay.
Sự đọc Thánh Kinh cần có chương trình và hệ thống tùy theo mỗi cá nhân.
2. Sự thờ phượng trong gia đình (Gia đình lễ bái)
Gia đình lễ bái là sự thờ phượng của mỗi gia đình Cơ-đốc nhân. Sự thờ phượng của gia đình Cơ-đốc nhân rất quan trọng, quan trọng về nhiều phương diện. Đối với Đức Chúa Trời thì đây là mệnh lệnh và ý muốn Ngài. Từ khởi thuỷ, lúc Chúa dựng nên loài người thì Ngài đã truyền dạy tổ tông loài người thờ phượng Ngài và lập gia đình lễ bái. Chính Chúa đã hiện ra mỗi chiều trong luồng gió hiu hiu chủ tọa sự thờ phượng của A-đam và Ê-va. Suốt qua các thời đại Nô-ê, Áp-ra-ham v.v… Các tổ phụ loài người đều lập gia đình lễ bái. Chính các tổ phụ làm chủ lễ cuộc thờ phượng ấy.
Với nhà giải phóng Mô-se, Đức Chúa Trời Gia-vê nhiều lần truyền bảo ông phải dạy các gia đình lập gia đình lễ bái, tức cuộc thờ phượng của gia đình. Trong giờ thờ phượng của gia đình, họ còn có cơ hội dạy đạo cho con cái, người nhà họ biết Chúa và Lời Ngài. Thánh Kinh có đề cập rất nhiều về các gia đình tôi con Chúa. Đức Chúa Trời quan tâm cứu rỗi và cứu giúp các gia đình tôi con Chúa.
LuLc 19:9 chép: Cong Cv 16:30-31. Trong thời Cựu ước Chúa ban phước cho gia đình Nô-ê (SaSt 7:13 cứu giúp và giải phóng gia đình I-xơ-ra-ên khỏi ách nô lệ xứ Ai Cập (XuXh 12:3,4). Ra-háp dầu là một kỵ nữ nhưng biết ăn năn tin thờ Chúa, thì Chúa cứu rỗi cả gia đình bà (Gios Gs 6:24,25). Trong thời Tân ước Chúa Giê-xu Krit đã cứu gia đình Xa-chê (LuLc 9:5,6,9). Gia đình Cọt-nây thì hết lòng tìm kiếm vào thờ phượng Chúa nên Chúa đã dùng ông Phi-e-rơ đem Tin Lành đến cho họ và qua sự giảng dạy của sứ đồ, gia đình nầy được đầy dẫy Thánh Linh. Bà Ly-đi là người tin kính Chúa nên đã được cứu khi bà tin Chúa Giê-xu qua lời giảng dạy của Phao-lô. Chủ ngục thành Phi-líp và gia đình ông cũng được cứu rỗi cách kỳ diệu nhờ tin đến lời Chúa qua Phao-lô và Xi-la truyền giảng tại chốn lao tù.
Qua sự dạy đạo hướng dẫn con cái và người trong nhà tăng trưởng và vững vàng trong đạo Chúa. Dưới Thể chế Thần minh, hoặc quân chủ hay trong thời các tiên tri, dân sự của Gia-vê đều được dạy dỗ và khuyến khích thiết lập cuộc thờ phượng trong gia đình. Đến đời Tân ước, chính Chúa Giê-xu Krit cũng như các sứ đồ đều dạy dỗ cùng nhấn mạnh đến cuộc thờ phượng trong gia đình. Nhiều lần Chúa và các sứ đồ tạm trú trong nhà của Ma-ri, Ma-thê, và La-xa-rơ, và Chúa tham dự vào giờ gia đình lễ bái của gia đình nầy. Phao - lô trong các cuộc hành trình truyền giáo, ông cũng tạm trú tại nhiều gia đình tôi con Chúa và cũng tham dự vào các cuộc thờ phượng gia đình, như gia đình bà Ly-đi, gia đình bà ngoại và mẹ Ti-mô-thê, gia đình chấp sự Phi-líp.
Bởi vậy các gia đình Cơ-đốc nhân từ ngày có cuộc cải chánh đến nay đều được khuyên dạy và khuyến khích lập gia đình lễ bái. Chính các nhà đại cải chánh như Martin Luther,Jean Calvin v.v… đều đã thành kính lập gia đình lễ bái để thờ phượng Chúa chung với gia đình.
Gia đình lễ bái đem lại nhiều ơn phước. Trong tập “Kíp lo Truyền đạo thiếu nhi” có đề cập đến sự thờ phượng trong gia đình lễ bái, qua gia đình lễ bái phụ huynh và toàn thể gia đình tương thông tương giao với nhau trước sự hiện diện Chúa. Các phụ huynh chẳng những có thì giờ, cơ hội thờ phượng Chúa, cùng học giáo lý, Thánh Kinh với nhau mà còn có dịp dạy Lời Chúa cho con em. Tập cho con em một thói quen tin kính thờ phượng Chúa, nghe lời Thánh Kinh và học tập cầu nguyện.
Chương trình của gia đình lễ bái không nên quá dài độ 50 phút, nếu có các thiếu nhi và ấu nhi thì đọc Thánh Kinh và cắt nghĩa ngắn, cầu nguyện ngắn và cho các em đi ngủ trước. Chương trình có thể có các mục sau đây:
1. Hát một điệp khúc
2. Cầu nguyện ngắn, xin Chúa hiện diện.
3. Đọc một đoạn (khúc) Thánh Kinh theo chương trình của gia đình hay Hội Thánh đã ấn định
4. Một người cầu nguyện sau khi đã cắt nghĩa lời Chúa cách vắn tắt.
5. Cầu nguyện chung và hát Halêlugia!