THỨ KINH (Apocrypha)



Hy văn “Ta Apocrypha” có nghĩa “những điều kín giấu”. Tuy nhiên sách nầy không có gì kín giấu cả. Sách chép một số dữ kiện lịch sử, thần học và những chuyện cổ tích. Sách viết bằng tiếng Hy-bá-lai ngữ và A-ram. Cũng có ba sách về lịch sử nhưng không được kinh điển.
Giáo hội nghị Jamnia đã quyết nghị từ chối không kinh điển sách nầy vào Cựu ước nhưng đã được La-mã Giáo hội công nhận theo Giáo hội nghị Trent. Giáo hội Anh quốc và nhà cải chánh Martin Luther thì chỉ cá nhân tín đồ được dùng đọc để học hỏi các gương đạo đức luân lý và thuộc linh thôi.
Sách gồm có 12 tập là: Étdra I, Étdra II, Tô-bít, Giu-đi, phần còn lại của sách Ê-xơ-tê . Sự khôn ngoan của Sa-lô - môn, sự khôn ngoan của Giê-xu con Xi-rắc, thư của Giê-rê-mi-a, phần phụ thêm của Đa-ni-ên, lời cầu nguyện của Ma-na-se, Mắc-ca-bê I, Mắc-ca-bê II. Các nhà ra-bi xưa coi các sách nầy là các sách ở ngoài “các sách tức Thánh Kinh Cựu ước”.
Nhưng thế nào sách của Apocrypha được chen vào bản Thánh Kinh tiếng Anh? Người Do-thái đồng thanh chối bỏ các sách Apocrypha không nhận, không kinh điển vào Thánh Kinh Hê-bơ-rơ của họ (Cựu ước). Nhưng mỗi chúng ta đều biết là Bản LXX đã bao hàm sách Apocrypha vào. Như vậy hàm nhận sách Apocrypha vào sách Thánh Kinh Cựu ước.
Vào thế kỷ thứ II SC, các bản dịch Thánh Kinh lại căn cứ theo các bản Hy-lạp mà dịch như vậy bản Apocrypha được bao quát vào sách Thánh Kinh.
Bản Vulgate của thánh Jerome dịch có phân biệt và liệt bản Apocrypha vào hàng thứ yếu. Nhưng Giáo hội nghị Carthage 397 SC có thánh Augustine phó hội đã quyết định công nhận sách Apocrypha là thích hợp cho Hội Thánh đọc, dầu thánh Jerome chống đối. Năm 1548 Giáo hội nghị Trent đã công nhận Apocrypha, trừ sách Étdra I và Étdra II và sách Lời cầu nguyện của Ma-na-se, và cũng có quyết định hễ ai chống đối sẽ bị dứt phép thông công.
Các nhà Cải chánh loại bỏ các sách Apocrypha, không công nhận vào Thánh Kinh. Vì cho sách Apocrypha không có giá trị và mâu thuẫn với các giáo lý của Thánh Kinh.
Nhà Cải chánh Martin Luther chỉ nhận rằng các sách Apocrypha cũng có ích lợi và tốt cho người đọc. Các bản dịch của Coverdale và Geneva có sách Apocrypha nhưng tách riêng ra không kể chung với sách Cựu ước đã được kinh điển rồi.
Sau nhiều lần thảo luận, bàn cãi thì năm 1827 Thánh Kinh hội Anh quốc và hải ngoại đã quyết định không in sách Apocrypha chung với Thánh Kinh. Sau đó Thánh Kinh hội Mỹ quốc cũng làm như vậy. Vậy nên Thánh Kinh Anh ngữ hay Mỹ ngữ ngày nay không có sách Apocrypha. Trong các cuộc nhóm họp ở Nhà thờ Anh quốc Giáo hội đều thường dùng Apocrypha.
Như chúng tôi đã nói qua ở phần trên, Apocrypha đã trình bày những câu chuyện cổ tích, lịch sử tôn giáo, triết lý, luân lý, đạo đức Hy văn, sự khôn ngoan và sự khải thị v.v… Tất cả các sách nầy được trước tác tại Palestine vào lối 300 TC và 100 SC. Văn thể phản ánh đạo lý của người Do-thái trong thời Cựu ước. Vấn đề cao trong sách Apocrypha nhấn mạnh là Đấng toàn năng, tội nhân cần làm những công việc lành, tứ thiện v.v…
Apocrypha cũng đề cập đến Đấng Mê-xi-a, Đấng được xức dầu. Sách nói đến hai hình thức: Con người từ trời như sách Đa-ni-ên và sách Ê-nóc có nói đến, và vua thuộc dòng dõi Đa-vít thuộc thế hạ nầy, như sách Thi thiên và sách Sa-lô-môn có nói đến.
Sách Apocrypha còn đề cập đến Sheol, âm phủ (âm ti) Mà Hy văn lại nói là Hades. Apocrypha cho chúng ta biết niềm hy vọng người Do-thái đời Cựu ước, hi vọng được bất tử. Giáo lý về thiên sứ, thiên thần đưa đến Nhị nguyên luận trong đạo người Do-thái.
Thánh Kinh Tân ước không hề trích dẫn Apocrypha. Tuy nhiên có một số câu trùng ý tưởng.
Khá lâu chúng tôi đã để thì giờ dịch sang Việt ngữ 12 sách Apocrypha. Với đầu đề Thứ kinh. Tập bài Thánh Kinh nhập môn dùng dạy ở Thánh Kinh Thần học viện Nha Trang cũng có luận đến sách Apocrypha rất rõ ràng. Quý bạn tìm đọc để hiểu về Apocrypha. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.