“Ha-Kòhèn Hagàdôl” (Cựu ước) cũng như
“Iepéa Méyav” ở HeDt 10:21 (Tân ước) có
nghĩa “thầy tư tế lớn”. Bản Thánh Kinh cũ dịch; Thầy tư tế thượng phẩm. Bản
Nhuận chánh; Thầy tư tế lớn. Mên-chi-xê-đéc là vua và thầy thượng tế ở
Giê-ru-sa-lem. Ông là đầu của giáo quyền và chánh quyền. Các vị tư tế dưới
quyền ông đại diện cho ông mà dâng tế lễ. Theo thể chế của I-xơ-ra-ên thì chánh
quyền và giáo quyền riêng rẽ nhau. A-rôn làm đại diện cho ông phục vụ và dâng
tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời, Mô-se lãnh đạo chính quyền lúc ấy. Thầy thượng
tế mang (Êphót và bảng đeo ngực có u-rim và thu-mim (XuXh 28:6-30). Qua các thánh vật nầy, thầy thượng tế cầu vấn cho
biết ý muốn Đức Gia-vê. Dan Ds 35:25 đã phân định
địa vị của ông. Ông không thể uỷ quyền thi hành thánh vụ cho ai trong ngày
Chuộc tội. Thánh Kinh đã thường dùng danh từ thầy tư tế (thầy tế lễ) để nói về
thầy thượng tế trong thời gian tiền phu tù.
Chức vị “thầy thượng tế” được di truyền (Gios Gs 19:51, ISa1Sm 1:9, IIVua 2V 11:9).
Hãy nghiên cứu đến A-bi-a-tha và Xa-đốc là hai vị thượng tế dưới thời Đa-vít. Mên-chi-xê-đéc là hình bóng về chức vị thượng tế của Chúa Giê-xu Krit.
Chức vị “thầy thượng tế” được di truyền (Gios Gs 19:51, ISa1Sm 1:9, IIVua 2V 11:9).
Hãy nghiên cứu đến A-bi-a-tha và Xa-đốc là hai vị thượng tế dưới thời Đa-vít. Mên-chi-xê-đéc là hình bóng về chức vị thượng tế của Chúa Giê-xu Krit.