TIẾNG NÓI, GIỌNG NÓI

                                                                                              

Thánh Kinh Tân Cựu ước dùng khá nhiều từ nầy.
Hy-bá-lai (Hê) Qôl và Hy văn Phònè; Việt ngữ dịch tiếng nói. Tuy nhiên từ nầy được Thánh Kinh dùng với nhiều ý nghĩ, nhiều trường hợp như:
(1) Giai điệu hay âm điệu (
IISa 2Sm 15:10, Mat Mt 24:31)
(2) Tiếng nước chảy (
Exe Ed 1:24, KhKh 1:5)
(3) Tiếng ồn ào của đoàn dân (
EsIs 13:4, KhKh 19:1)
(4) Tiếng sấm sét (
Thi Tv 68:34, KhKh 19:6)
(5) Tiếng cánh thiên sứ đập vào nhau (
Exe Ed 1:24)
(6) Tiếng ngựa và xe ngựa di động (
KhKh 9:9)
(7) Tiếng cối xay (
KhKh 18:22)
(8) Tiếng chim hót (
TrGv 12:4)
(9) Tiếng gai cháy nổ (
TrGv 7:6)
(10)Tiếng thú vật kêu (
Giop G 4:10).
Nhưng từ nầy có nghĩa quan trọng là tiếng nói của con loài người và trên hết là tiếng nói của Đức Chúa Trời.
Tiếng của Đức Chúa Trời nói, phán, truyền dạy, v.v… Bày tỏ rằng có sự tương thông giữa Đức Chúa Trời và loài người. Đức Chúa Trời nói, phán qua các sự hiển hiện, chiêm bao, hiện tượng.
Tiếng nói của Ngài đã đến với Sa-mu-ên trong Đền Thờ ở Xi-lô nhưng ban đầu Sa-mu-ên chưa nhận ra tiếng phán, tiếng gọi của Ngài (
ISa1Sm 3:4-21). Đức Chúa Trời hiện ra với Mô-se và Mô-se chỉ nghe tiếng nói (tiếng phán) của Ngài chớ chưa từng thấy mặt Ngài. Nhiều chỗ trong Thánh Kinh nói rằng Đức Chúa Trời từ đám mây nghịt phán (nói) với Mô-se và Mô-se nghe tiếng Đức Chúa Trời Gia-vê nói với ông (PhuDnl 4:12, 5:22-24 v.v…)
Đức Chúa Trời ban sự mặc thị của Ngài qua tiếng nói của Ngài, nghĩa là Ngài nói, Ngài phán cho ông Mô-se, cho các tiên tri, sứ đồ, cho các tôi con Ngài. Chúa Giê-xu đã có lần phán:
GiGa 1:18.
Thần học Do-thái giáo đã triển khai giáo lý Bath Kol (bathqol) có nghĩa là ái nữ của tiếng nói. Họ chủ trương con loài người không nghe được tiếng nói Chúa, nhưng chỉ nghe được tiếng vọng của tiếng nói Ngài thôi.
Do-thái giáo chưa (không) tiếp nhận Tân ước nên chủ trương như thế. Nhưng chính Chúa Giê-xu Krit đã giáng sanh và Ngài nói: “Ai thấy ta tức thấy Cha, Cha và Ta là một”. Như vậy chúng ta nghe tiếng Ngài nói, tức nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời vậy.
Khi Chúa Giê-xu Krit chịu báp-têm thì loài người đã nghe được tiếng nói Ngài phán rồi (
Mat Mt 3:17). Thánh Phao-lô đã có lần nghe được tiếng phán của Đức Chúa Trời từ trời (Cong Cv 9:4)
Trong đời Tân ước (ân sủng) nầy nhiều tôi con thánh Chúa cũng được nghe tiếng phán cũng của Đức chúa Trời... rất rõ trong tâm linh họ vậy. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.