TIN LÀNH (Euaggelion)



1. Tân ước dịch từ Hy văn Euaggellion: Tin Lành, Anh văn dịch: Godpel từ Anglo Saxon: God-spell có nghĩa câu chuyện Đức Chúa Trời. Trong bài lời nói đầu của bản dịch Thánh Kinh của nhà Cải chánh tiếng tăm Tyndale thì giải tích rằng Tin Lành là Tin tức tốt lành, vui mừng, phước hạnh làm cho tâm hồn, lòng dạ con người sung sướng sảng khoái. Lời định nghĩa nầy liên hệ đến kinh nghiệm nhiều hơn.
Tin Lành (Tin tức Phước lành hay Tin tức tốt lành) là tất cả sứ điệp cứu chuộc của Đức Chúa Trời ban bố trong Chúa Giê-xu Krit hi sinh thay thế cho nhân loại đang bị vây hãm trong tội khiên.
2. Euaggelion: Tin tức tốt lành, Phước lành gọi tắt là “Tin Lành” được dùng trong văn chương Cơ-đốc giáo. Hormar cũng có dùng từ nầy nhưng để chỉ về phần thưởng ban cho sứ giả. (Ở Od XIV, 152) Bản LXX có đề cập một lần (
IIVua 2V 4:10) Bản Việt ngữ là ở IISa 2Sm 4:10: Tin Lành).
Mãi cho đến đời các Giáo phụ, các sứ đồ thánh có dùng đến và sau đó thì đã dùng để nói đến bốn sách ghi chép về đời sống của Chúa Giê-xu Krit.
Kinh Tân ước đã dùng từ nầy (Euaggelion) đến 75 lần. Từ nầy không phải do một sự sáng tạo mới, nhưng là một đặc điểm của văn chương Cơ-đốc giáo.
Ước độ 7 thế kỷ trước khi Chúa Giê-xu giáng sanh thì tiên tri Ê-sai đã rao một Tin Lành, một Tin tức phước lành rồi, ấy là sự giải cứu dân I-xơ-ra-ên khỏi ách phu tù của Ba-bi-lôn. Một Đấng cứu chuộc đến từ Xi-ôn sẽ rao báo Tin Lành, sự tự do, sự cứu rỗi cho dân bị cầm tù (
EsIs 60:1,2). EsIs 52:7 thì miêu tả bàn chân rao truyền Tin Lành xinh đẹp biết bao! Chính Giê-ru-sa-lem lại được miêu tả là vị tiền hô của sứ điệp Tin Lành (EsIs 40:9). Chúa Giê-xu đã xác nhận những lời tiên tri ấy nói về Ngài và thánh vụ của Ngài (LuLc 4:18 - 21, 7:22). Các câu Thánh Kinh nầy mô tả về Đấng Mê-xi-a, về sự rao báo Tin Lành. Như vậy chúng ta thấy từ Euaggelion chạy suốt từ Cựu ước (như bản LXX) đến Tân ước. Nên thánh Mác đã chép: Mac Mc 1:14.
Thánh Mác đã xác định: “Tin Lành của Đức Chúa Trời và theo bản Byzantine lại thêm “của Nước (Vương quốc)” như đã chép rằng: “Thời kỳ đã đầy trọn rồi Và Nước của Đức Chúa Trời đã đến gần, các người hãy ăn năn và tin Tin tức Tốt lành”. Euaggelion; Tin tức được Cứu rỗi, còn từ khước tức bị định án (
Mac Mc 16:15,16).
3. Trong 4 trước giả của 4 sách Phúc âm thì trước hết có thánh Ma-thi-ơ đã sử dụng từ “ Euaggelion” có nghĩa là “Tin Vui mừng” nhưng thánh nhấn mạnh “Tin Vui mừng của Nước”. Có chỗ thì thánh Ma-thi-ơ chép: “Tin Lành nầy (Tin tức tốt lành) hoặc “Tin Vui mừng nầy”.
Về thánh Mác thì như đã luận ở trên, ông sử dụng từ nầy nhiều hơn Ma-thi-ơ. Còn Lu thì cũng dùng động từ nầy 26 lần trong Phúc âm Lu và sách Công Các Sứ đồ thánh. Sách Phúc âm thứ tư thì thánh Giăng không dùng lần nào cả hoặc danh từ hay động từ. Thánh Ma-thi-ơ và Mác luôn luôn đề cập đến công tác rao giảng “Tin Lành của Nước Đức Chúa Trời” (
Mat Mt 4:23, 9:35, 24:14, Mac Mc 13:10).
Thánh Mác sốt sắng dùng từ Euaggelion nên bắt đầu sách Phước âm của ông thì đã nói: “Ban đầu Tin tức Tốt lành của Giê-xu Krit là Con Trai của Đức Chúa Trời”. Chúng ta có thể nói thánh Mác đã dùng từ nầy như một thuật ngữ chuyên môn hay thuật ngữ học! Thánh Lu chỉ viết: “Vì cớ Nước Đức Chúa Trời” (
LuLc 18:29) thì thánh Mác viết: “Vì cớ tôi và vì cớ Tin Lành (Tin tức Tốt lành) (Mac Mc 10:29) Vì Tin Lành, muốn sống hay sống vì Tin Lành thì phải “từ bỏ mình” (Mac Mc 8:35) và thánh Mác còn trịnh trọng ghi lại mệnh lệnh cấp bách của Cứu Chúa rằng: “Truyền giảng Tin Lành cho muôn dân nữa” (Mac Mc 16:15).
4. Thánh Phao-lô đã dùng từ nầy khá nhiều lần trong các thư tín của ông. Người ta có ức đoán thánh Phao-lô thích thú từ nầy vì lột tả được ân điển, tình thương yêu của Đức Chúa Trời vả lại gọn ghẻ nhưng mang một ý nghĩa rất đầy đủ: Euaggelion. Bởi vậy thánh đã dùng đến 60 lần.
Rõ ràng thánh chức của sứ đồ Phao-lô là rao giảng Tin Lành cho dân ngoại bang (
RoRm 16:16, GaGl 2:7). Vì vậy Thánh đã chứng minh về thánh chức mình rằng: “Phao-lô đã được biệt riêng ra để giảng Tin Lành của Đức Chúa Trời … là Tin Lành” (RoRm 1:1,2). Vậy nên ông mạnh mẽ xưng mình là “kẻ giúp việc” (chấp sự) Tin Lành” (Eph Ep 3:7). Ông giảng Tin Lành luôn luôn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời chớ không phải làm đẹp lòng người ta ITi1Tm 2:4). Ông cũng chứng nhận rằng có lẽ cần buộc ông rao giảng Tin Lành ICo1Cr 9:16). Ông coi mọi sự như sự lỗ và làm mọi sự để được mọi người, cứu mọi người. Theo ông thì không có hi sinh nào lớn quá vì Tin Lành của Chúa. Ông quả quyết Tin Lành là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin. Với người Ga-la-ti ông quả quyết rằng chỉ có một Tin Lành thôi, không có Tin Lành nào khác.
Có lần ông lại nói: “Tin Lành của tôi”, nhưng trong các dịp khác ông lại nói: “Tin Lành của chúng ta hay của chúng tôi”. (
IICo 2Cr 4:3, ITe1Tx 1:5). Có nghĩa Tin Lành ông đã tin nhận, được Chúa mạc khải trên đường Đa - mách.
Tuy nhiên ông hằng nêu lên rằng: Tin Lành Euaggelion của Đức Chúa Trời (
RoRm 1:1, 15:16, IICo 2Cr 11:7, ITe1Tx 2:2,8,9) Tin Lành của Giê-xu Krit, Con (Trai) Đức Chúa Trời. Chỉ Tin Lành nầy mới là Tin Lành cứu rỗi ICo1Cr 9:12, IICo 2Cr 2:12, 9:13, 10:14, GaGl Ga1:7, ITe1Tx 3:2)
Thánh Phao-lô còn dùng từ nầy khá sâu sắc như:
- Tin Lành của Chúa Giê-xu:
ITe1Tx 1:8.
- Tin Lành của sự vinh quang của Đức Chúa Trời hạnh phước
ITi1Tm 1:11
- Tin Lành vinh hiển của Krit:
IICo 2Cr 4:4
- Tin Lành của sự cứu rỗi (
Eph Ep 1:1)
-Tin Lành của sự bình an:
Eph Ep 6:15
- Tin Lành là Chân lý (Lẽ thật) hi vọng vĩnh cửu, sự sống bất tử và sự sáng. (
IITi 2Tm 1:10)
Các sứ đồ thánh và Hội Thánh đầu tiên đối với từ “Tin Lành” (Tin tức tốt lành) thì thế nào?
Trước khi thánh Phao-lô gặp Chúa tên đường Đa-mách, rồi tin nhận, thờ phượng và phục vụ Ngài, ra đi truyền giáo, nôn nả rao giảng Tin Lành thì các sứ đồ như Phi-e-rơ và Giăng và các vị khác nữa đều tuyên cáo sứ điệp của Đức Chúa Trời là Tin Lành chân chánh:
1. Chính Thánh Phao-lô đã làm chứng về Tin Lành của các sứ đồ giảng dạy mà ông đã nhận lãnh (Xin đọc kỹ
ICo1Cr 15:3-5). Tin Lành ấy cũng được rao ra dưới hình thức thánh ca tôn tụng Chúa như ở Phi Pl 2:6-11 hoặc tóm tắt trong các sứ điệp, công thức của tín điều (RoRm 10:9, ICo1Cr 12:3, ITi1Tm 3:16). Nguồn gốc từ nầy cũng có ghi chép trong sách Công các sứ đồ thánh.
2. Chính các sứ đồ như thánh Phi-e-rơ, Giăng v.v… đã cao rao sự chết, sự sống lại và sự thăng thiên của Chúa Giê - xu. Đó là Tin Lành. Đây là tóm tắt sứ điệp của Đức Chúa Trời, là Tin Lành. Các sứ đồ đặc biệt nhấn mạnh đến sự phục sanh của Chúa.
3. Chẳng những Tin Lành lịch sử mà Tin Lành cũng là từ Thần học nữa, vì các sứ đồ xác minh về sự hiện diện Con Người Giê-xu Krit, là Mê-xi-a, là Chúa, và khuyên dạy họ phải ăn năn và tin nhận, hầu kinh nghiệm ơn cứu rỗi. Điều quan trọng chúng ta cần nói đến đây là chính Chúa Giê-xu cũng đã sử dụng và cao rao từ “Tin Lành” (Euaggelion) nầy (
Mac Mc 1:14,15). Vậy nên Tin Lành (Tin tức Tốt lành): Euaggelion không phải là một từ Hội Thánh hoặc sứ đồ bày vẽ, sáng chế ra nhưng là lịch sử, kinh nghiệm và phát xuất từ trời chớ không phải do trí óc loài người bày vẽ.
Từ “Euaggelion” là từ thần học vì Thánh Kinh chứng minh:
-Tin Lành là quyền năng (
RoRm 1:16).
- Tin Lành là sứ điệp của Đức Chúa Trời để thuyết phục tội nhân (
ITe1Tx 1:5). Đưa họ trở về với Đức Chúa Trời (CoCl 1:6). Tin Lành không hề bị trói buộc, bị xiềng xích (IITi 2Tm 2:9)
Dầu Tin Lành có bản năng và nguồn gốc như thế nhưng không phải bị bách hại, cản trở vì thế giới phản loạn của Đức Chúa Trời (
ITe1Tx 2:2).
Đoàn quân của Sa-tan và tội ác chống nghịch Chúa, Tin Lành dưới nhiều hình thức, vả lại chống đối sứ giả Tin Lành tức chống đối Tin Lành vậy (
IITi 2Tm 1:11,12, Phil Plm 1:13).
Vậy nên sứ giả Tin Lành phải như Phi-e-rơ và Giăng bạo dạn trước sự tấn công của kẻ vô đạo (
Eph Ep 6:19)và rao truyền Tin Lành cách đơn giản, thuần chánh không phải bằng văn hoa, triết học nhưng với thập tự giá.
Dẫu sao thì đối với thế gian Tin Lành là sự dồ dại, nhưng đối với kẻ tin nhận thì đó là “Quyền năng của Đức Chúa Trời”. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.