TRIẾT HỌC, TRIẾT GIA



Đạo đức thuyết của Aristotle (384-322 TC): Ông Aristotle là một triết gia và chánh trị gia. Ông được sanh ra ở Stagire, trên bờ biển Égée, kề sát Ma-xê-đoan. Ông qua đời ở Chalcis. Ông theo học với nhà thông thái Plato, cũng một triết gia tiếng tăm thời bấy giờ.
Thân phụ của ông tên Nicomaque, là một y sĩ có tài, chuyên chăm sóc và trị bệnh cho Amintas, vua Ma-xê-đoan đệ nhị, là phụ hoàng của vua Philippe.
Thân phụ của Aristotle muốn ông trở nên một y sĩ nối nghiệp cha, nhưng ông có chí hướng khác.
Năm Aritotle được 17 tuổi bèn đi đến thành A-thên học tại viện Hàn lâm của Platon (Plato) chẳng bao lâu ông trở thành một giáo viên dạy học viện.
Sau 20 năm học hỏi và nghiên cứu, ông đã sáng tác nhiều công trình. Ông mến chuộng công lý và chân lý nên đã dám chống trả nhiều quan điểm của thầy mình.
Sau khi Plato qua đời, ông bèn đi du lịch nhiều nơi trong khoảng thời gian 4 năm.
Lúc bấy giờ ông đã thành tài, danh tiếng ông đồn ra khắp nơi. Vậy nên khi vua Philippe Ma-xê-đoan cần một giáo sư dạy cho Alexandrre (A lịch sơn) thì Aristotle được mời dạy. ông đến thủ đô Ma-xê-đoan và dạy nhiều môn học như chánh trị, triết học, khoa học v.v… cho Alexandre sau là vị hoàng đế bách chiến bách thắng. Vào lúc gần ngũ tuần khi Alexandra lên kế vị vua cha thì Aristotle trở về A-thên. Lúc bấy giờ ông lập trường Lycée. Trường của ông được mang tên là trường Tiêu dao, vì trường nầy là trung tâm giáo dục vừa là diễn đàn tranh luận, vừa là nơi tổ chức các cuộc tiêu dao để đàm luận.
Aristotle là người đầu tiên có sáng kiến lập ra học phái Tiêu dao, chủ trương giáo dục ngoại cảnh hơn là ở trong 4 bức tường. Ông đã thu hút khá đông môn sinh.
Ông cũng ham thích làm chánh trị nhưng đường lối ông đã chống đối đường lối Demosthenes nên vội bỏ A-thên qua đảo Eubée rồi qua đời ở đây.
Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị liên quan nhiều địa hạt.
2. Triết học Socrates: Về triết học, Socrates không nghiên cứu triết học tự nhiên, chỉ nghiên cứu triết học nhân bản; nghiên cứu về con người, về đạo đức của con người. Socrates khuyên môn đệ ông không nên nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên. Ông chủ trương mỗi hiện tượng đó đã được các vị thần thánh sắp xếp an bài rồi. Vả lại con người rất hữu hạn, không thể khám phá các sự kiện tự nhiên ấy được. Ông chủ trương nếu ai nghiên cứu tự nhiên hiện tượng thì đã can thiệp vào công việc thần thánh e bị vạ lây. Socrates tin rằng thần đã sáng tạo ra thế giới. Thần vĩ đại ở khắp mọi nơi, có sức mạnh diệu kỳ, có thể nghe thấy, nhìn thấy tức thì, không ai có thể giấu giếm gì được. Socrates rất sùng kính các vị thần và khá nghiêm chỉnh tuân theo các lễ nghi tôn giáo.
Về quan điểm đạo đức thì Socrates chủ trương đạo đức duy tâm tôn giáo. Triết học của Socrates chỉ lo lý giải đạo đức chủ nô quý tộc và cũng lo truyền bá cách giáo dục về phẩm hạnh. Socrates chủ trương đạo đức và trí thức là một. Có trí thức mới có đạo đức, những người ưu tú quý tộc mới có đạo đức. Có tri thức mới biết phân biệt được thiện ác, chánh tà. Socrates đề xuất ra phương pháp tìm chân lý, sự chí thiện, phương pháp phân biệt cái đúng, cái hay, cái thực, cái hư. Phương pháp ấy là tọ đàm, biện luận, tranh luận, đối thoại ... Qua các phương pháp ấy người ta rút ra được cái đúng, cái hay, cái thiện, cái tốt đẹp v.v... Người đạo đức là người nắm được cái thuật sống đúng theo lý lẽ nói trên. Đạo đức là một cái thuật, một khoa học sống. Con người hưởng được hạnh phúc khi con người biết dung hoà với đạo đức. Câu châm ngôn của Socrates thường dùng là “Ngu xuẩn là ác, tri thức là đức hạnh”. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.