ĐỨC HẠNH



Thánh Kinh Tân ước đã đề cập đến từ nầy 5 lần: Phi Pl 4:8, IPhi 1Pr 2:9, IIPhi 2Pr 1:3 và hai lần ở IIPhi 2Pr 1:5.
Các bản dịch Việt ngữ dịch khác nhau như “Nhân đức” (Bản cũ); Mỹ đức (Bản 90); Đức hạnh (Bản Diễn Ý); Bản Nhuận Chánh ‘Mỹ đức”. Có bản dịch khác đã dịch Đức hạnh, hoặc Nhân đức, Mỹ đức là sự ngợi khen, chúc tụng, cảm tạ Chúa (
HaKb 3:3, XaDr 6:13, EsIs 42:8,12, 43:21, 63:7) cũng nói đến sự cảm tạ, ngợi khen, tôn trọng Chúa như từ Areté của Tân ước và từ Tehilla Cựu ước vậy.
Bản Anh văn A.V. đã dịch Dynamis (quyền năng) là Đức hạnh, Mỹ đức, (
Mac Mc 5:30) so sánh với LuLc 8:46, 6:19. Latinh ngữ Virtus có nghĩa sức mạnh, can đảm. Virtue ở Mac Mc 5:30 là Dynamis (quyền năng) ra đức hạnh.
Người không (chưa) tin Chúa bất cứ thuộc quốc gia nào cũng rất trọng vọng đức hạnh và mến mộ một người có đức hạnh.
Cơ-đốc đạo đức học cũng nhấn mạnh đến đức hạnh, nhưng người có đức hạnh chưa chắc là một Cơ-đốc nhân thật. Cơ-đốc nhân thật phải là người được tái sanh, đổi mới. Chúng ta không phải nhờ đức hạnh mà được cứu rỗi, nhưng nhờ sự tin cậy nơi công lao cứu chuộc của Chúa Giê-xu Krit. Tuy nhiên một người được cứu rỗi rồi, làm Cơ-đốc nhân thật của Chúa phải có đức hạnh, phải sinh hoạt đẹp lòng Đức Chúa Trời Ba Ngôi. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.