Vùng Tây Châu Á, đặc biệt ở Tiểu A-xi và
Ca-na-an, cây vả rất phát triển (PhuDnl
8:8).
Ở các vùng nầy cây vả mau cao lớn, có cây cao đến 11 mét. Cũng có nhiều cây
sống giữa miền đá sỏi sum sê.
Cây vả cũng như cây nho và cây ô-liu được du nhập vào xứ Palestine khá sớm (Cac Tl 9:7). Và nó luôn được Chúa Gia-vê dùng hay nhắc đến trong các lời hứa của Ngài, hoặc trong các lời cảnh cáo và sửa trị đối với dân của Ngài (Gie Gr 5:17, OsHs 2:12, Gio Ge 1:7,12, HaKb 3:17).
Người ta thường trồng cây vả chung cùng cây nho vì cành là nó xòe ra nhiều bóng mát. Ngồi duới cây vả, cây ô-liu là tượng trưng cho sự phồn vinh và bình an (IVua 1V 4:25, MiMk 4:44, XaDr 3:10).
Trái vả chín ước độ vào tháng sáu hay sớm hơn (EsIs 28:4). Vả chín trễ vào lối tháng tám. Cây vả dưng, không sanh trái (LuLc 16:6-9), hoặc cây vả nứt lộc, nứt chồi (Mat Mt 24:32-33), cây vả bị Chúa rủa sả (Mat Mt 21:18-22) đều hình bóng về I-xơ-ra-ên xưa và nay. Cây vả bị Chúa Giê-xu rủa sả cũng nói lên án phạt của Chúa đối với nước ấy. Cũng có thể nói Chúa định án cho một Giáo hội, một chi Hội Thánh hoặc một cá nhân Cơ-đốc nhân tin thờ Chúa bằng môi miếng nhưng chẳng có kết quả gì.
Tổ phụ chúng ta, A-đam và Ê-va đã khâu các lá vả để che sự trần truồng mình sau khi phạm tội với Chúa.
Nói tóm lại cây vả làm hình bóng, biểu tượng nhiều vấn đề. Nhiều lần cũng được dùng làm cách ngôn nữa Gie Gr 24:1, MiMk 7:1, Mat Mt 7:16, GiGa 3:12).
Chúng ta cần lưu ý tìm hiểu ý nghĩa Thánh Kinh, thuộc linh Chúa phán ở Gie Gr 8:13, KhKh 6:13, về những trái vả xấu không thuộc vào một mùa nào cả. Trái vả tốt thì thật tốt lại thuộc vào mùa thu gặt hẵn hoi (EsIs 28:4, Gie Gr 24:4, OsHs 9:10, MiMk 7:1, NaNk 3:12). Còn về trường hợp cây vả không có trái, dưng Chúa rủa sả đó lại chưa đến mùa vả (Mat Mt 21:18-22, Mac Mc 11:12-14). Có thể lá ra nhiều, choáng không để cho trái ra đúng mùa, nên bị quở trách.
Tất cả các trường hợp về cây vả, trái vả đó đều có sự dạy dỗ cho chúng ta cả về Thánh Kinh và thần học.
Cây vả cũng như cây nho và cây ô-liu được du nhập vào xứ Palestine khá sớm (Cac Tl 9:7). Và nó luôn được Chúa Gia-vê dùng hay nhắc đến trong các lời hứa của Ngài, hoặc trong các lời cảnh cáo và sửa trị đối với dân của Ngài (Gie Gr 5:17, OsHs 2:12, Gio Ge 1:7,12, HaKb 3:17).
Người ta thường trồng cây vả chung cùng cây nho vì cành là nó xòe ra nhiều bóng mát. Ngồi duới cây vả, cây ô-liu là tượng trưng cho sự phồn vinh và bình an (IVua 1V 4:25, MiMk 4:44, XaDr 3:10).
Trái vả chín ước độ vào tháng sáu hay sớm hơn (EsIs 28:4). Vả chín trễ vào lối tháng tám. Cây vả dưng, không sanh trái (LuLc 16:6-9), hoặc cây vả nứt lộc, nứt chồi (Mat Mt 24:32-33), cây vả bị Chúa rủa sả (Mat Mt 21:18-22) đều hình bóng về I-xơ-ra-ên xưa và nay. Cây vả bị Chúa Giê-xu rủa sả cũng nói lên án phạt của Chúa đối với nước ấy. Cũng có thể nói Chúa định án cho một Giáo hội, một chi Hội Thánh hoặc một cá nhân Cơ-đốc nhân tin thờ Chúa bằng môi miếng nhưng chẳng có kết quả gì.
Tổ phụ chúng ta, A-đam và Ê-va đã khâu các lá vả để che sự trần truồng mình sau khi phạm tội với Chúa.
Nói tóm lại cây vả làm hình bóng, biểu tượng nhiều vấn đề. Nhiều lần cũng được dùng làm cách ngôn nữa Gie Gr 24:1, MiMk 7:1, Mat Mt 7:16, GiGa 3:12).
Chúng ta cần lưu ý tìm hiểu ý nghĩa Thánh Kinh, thuộc linh Chúa phán ở Gie Gr 8:13, KhKh 6:13, về những trái vả xấu không thuộc vào một mùa nào cả. Trái vả tốt thì thật tốt lại thuộc vào mùa thu gặt hẵn hoi (EsIs 28:4, Gie Gr 24:4, OsHs 9:10, MiMk 7:1, NaNk 3:12). Còn về trường hợp cây vả không có trái, dưng Chúa rủa sả đó lại chưa đến mùa vả (Mat Mt 21:18-22, Mac Mc 11:12-14). Có thể lá ra nhiều, choáng không để cho trái ra đúng mùa, nên bị quở trách.
Tất cả các trường hợp về cây vả, trái vả đó đều có sự dạy dỗ cho chúng ta cả về Thánh Kinh và thần học.