Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước dùng nhiều
lần từ vâng lời. Vâng lời tức nghe lời, nghe theo hay thuận phục sự thuyết phục
của một người có uy tín, có uy quyền. Vâng lời Chúa tức nghe theo lời Chúa dạy
và muốn trở thành giống như Chúa trong sự công bình, thánh khiết thương yêu của
Ngài vậy. Bổn phận loài người hãy vâng lời Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng Tạo
Hóa tạo dựng nên người. Nên Ngài có quyền làm Chủ, Chúa của nhân loại và điều
thứ hai là sự mạc khải của Ngài. Đức Chúa Trời đã mạc khải chương trình, ý
định, bản tánh và Ngôi vị (phẩm vị) của Ngài qua thần học thiên nhiên, thần học
siêu nhiên, thần học đặc biệt thì nhân loại cần vâng lời, nghe theo. Thánh Kinh
truyền dạy rất rõ rằng vâng lời Chúa tức nghe theo tiếng Chúa phán, hoặc bằng
lời hoặc bằng các điều răn luật lệ được ghi chép trong Thánh Kinh. Trái lại
không vâng lời là không nghe theo, không tuân theo Lời Chúa, điều răn luật lệ
Chúa đã truyền dạy (Thi Tv 81:11, Gie Gr 7:24,28).
Loài người là con dân Đức Chúa Trời tuân giữ, vâng theo sự mạc khải của Chúa coi đó là nguyên tắc, mẫu mực cho đời sống thuộc linh mình cả về đạo lý cứu rỗi và luân lý đạo đức nữa (ISa1Sm 15:22).
Đời Cựu ước người Do-thái vâng lời Chúa dâng của lễ chuộc tội để được tha thứ và cứu rỗi. Cừu bò đổ huyết, chết thay thế tội nhân. Nhưng đời Tân ước có Chúa Giê-xu là Cứu Con của Đức Chúa Trời, chết thay thế tội nhân, đổ huyết vô tội của Ngài ra để mua chuộc tội nhân. Nay tội nhân vâng lời Chúa, tin nhận sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu Krit. A-đam không vâng lời Chúa đem tội lỗi và sự chết vào nhân loại. Chúa Giê-xu Krit là A-đam thứ hai vâng lời đức Chúa Trời đem sự sống, sự giải cứu cho nhân loại (RoRm 5:19, ICo1Cr 15:22, Phi Pl 2:8, HeDt 5:8, 10:5-10).
Đức tin nơi Tin Lành, sứ điệp của Đức Chúa Trời và nơi Cứu Chúa Giâ-xu Krit, tức vâng lời Đức Chúa Trời thì được cứu rỗi (Cong Cv 6:7, RoRm 6:17, HeDt 5:9). Đức tin nơi Chúa Giê-xu Krit là nghe theo mệnh lệnh và điều răn Ngài.Không tin Chúa Giê-xu Krit tức không vâng lời, không nghe theo Đức Chúa Trời, tuân theo mạc thị Ngài đã tỏ ra. Một đời sống biết vâng lời Chúa là kết quả, bông trái của đức tin. Áp-ra-ham đã nêu gương sáng cho chúng ta về đời sống biết vâng lời Đức Chúa Trời và tin cậy Chúa cách vững vàng (SaSt 22:18, HeDt 11:8,17). Sự vâng lời Chúa của người cha, mẹ hay vợ chồng, lập vững gia đình gieo ảnh hưởng mạnh cho láng giềng và Hội Thánh (Eph Ep 5:22, Phi Pl 2:12). Chẳng những thế thôi mà một người hết lòng vâng lời Chúa còn đem ơn phước lại cho xã hội và đất nước mình nữa.
Loài người là con dân Đức Chúa Trời tuân giữ, vâng theo sự mạc khải của Chúa coi đó là nguyên tắc, mẫu mực cho đời sống thuộc linh mình cả về đạo lý cứu rỗi và luân lý đạo đức nữa (ISa1Sm 15:22).
Đời Cựu ước người Do-thái vâng lời Chúa dâng của lễ chuộc tội để được tha thứ và cứu rỗi. Cừu bò đổ huyết, chết thay thế tội nhân. Nhưng đời Tân ước có Chúa Giê-xu là Cứu Con của Đức Chúa Trời, chết thay thế tội nhân, đổ huyết vô tội của Ngài ra để mua chuộc tội nhân. Nay tội nhân vâng lời Chúa, tin nhận sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu Krit. A-đam không vâng lời Chúa đem tội lỗi và sự chết vào nhân loại. Chúa Giê-xu Krit là A-đam thứ hai vâng lời đức Chúa Trời đem sự sống, sự giải cứu cho nhân loại (RoRm 5:19, ICo1Cr 15:22, Phi Pl 2:8, HeDt 5:8, 10:5-10).
Đức tin nơi Tin Lành, sứ điệp của Đức Chúa Trời và nơi Cứu Chúa Giâ-xu Krit, tức vâng lời Đức Chúa Trời thì được cứu rỗi (Cong Cv 6:7, RoRm 6:17, HeDt 5:9). Đức tin nơi Chúa Giê-xu Krit là nghe theo mệnh lệnh và điều răn Ngài.Không tin Chúa Giê-xu Krit tức không vâng lời, không nghe theo Đức Chúa Trời, tuân theo mạc thị Ngài đã tỏ ra. Một đời sống biết vâng lời Chúa là kết quả, bông trái của đức tin. Áp-ra-ham đã nêu gương sáng cho chúng ta về đời sống biết vâng lời Đức Chúa Trời và tin cậy Chúa cách vững vàng (SaSt 22:18, HeDt 11:8,17). Sự vâng lời Chúa của người cha, mẹ hay vợ chồng, lập vững gia đình gieo ảnh hưởng mạnh cho láng giềng và Hội Thánh (Eph Ep 5:22, Phi Pl 2:12). Chẳng những thế thôi mà một người hết lòng vâng lời Chúa còn đem ơn phước lại cho xã hội và đất nước mình nữa.