VÔ NGHĨA, HƯ KHÔNG



Theo Hy-bá-lai ngữ thì ý nghĩa sâu sắc của từ Hebel ở Thi Tv 28:33 “hơi nước, hơi thở” nhưng có ý nghĩa bóng là phù du, mau phai mờ và không có mục đích.
Nếu vậy thì vô giá trị và làm việc hay hành động không có ý nghĩa hay kết quả gì (
Gie Gr 2:5, Giop G 27:12).
Thi Tv 35:19 dùng một từ nữa là Hinnâm có nghĩa “không có giá trị gì cả” như vậy là việc làm không có mục đích duyên cớ gì hết.
XuXh 20:7 có từ “Săvw” có nghĩa “không có mục đích tốt”, hoặc là việc không có giá trị (Gie Gr 4:30). Đây là lời nói trống rỗng, bông lông, không hiệu quả, không ích lợi gì (Giop G 35:13).
Thi Tv 26:4 thì giải nghĩa từ nầy là có bản chất vô giá trị.
EsIs 5:18 thì cho là mục đích vô giá trị.
Gie Gr 9:4 diễn tả con người vô giá trị (Riq hoặc Riqăm) những sự cố gắng vô ích, không đem lại kết quả gì (Thi Tv 7:5)
SaSt 1:2 lại dùng từ Tôhũ là trống không, trống trơ hay khoảng không không (Giop G 26:7) mờ ảo, không phải thực sự (ISa1Sm 12:21).
Trong sách Truyền đạo đã dùng: “Hư không của sự hư không, Hư không của sự hư không, thảy đều hư không” (
TrGv 1:2) hoặc dịch “Vô nghĩa của sự vô nghĩa, vô nghĩa của sự vô nghĩa, thảy đều vô nghĩa”.
Đúng thế mọi sự đều ảo tưởng, trống không, vô giá trị, vô mục đích!
Trong Kinh Tân ước và bản LXX cũng dùng nhiều từ để diễn tả sự không xứng đáng (Dôrean) không mục đích, vô nghĩa, trống không (kenos), hư không, trống không (Mataras) v.v… Tất cả những từ ấy đem lại cho chúng ta một ý nghĩa; Vô dụng, hư không, trống không, vô ích, vô mục đích v.v…
Đúng như triết gia xưa đã nói: Đời người là một sự trống không, hư không, vô nghĩa lý nếu không có Đức Chúa Trời. Khi một người sống không có Chúa thì dẫu người là thế nào đi nữa cũng chỉ là sự vô nghĩa (sự hư không, sự trống không) mà thôi. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.