XI-ÔN



Về ý nghĩa địa dư thì Xi-ôn (Si-ôn) là quả đồi thấp ở phía đông hay trên sườn Giê-ru-sa-lem. Khảo cổ học đã phát giác ra vị trí nầy. Về phương diện lịch sử, Xi-ôn do Đa-vít đánh chiếm khỏi tay người Giê-bu-sít. Sau đó ông đã tu bổ, mở rộng và gọi là thành Đa-vít làm thủ đô của vương quốc mình (IISa 2Sm 5:6-10). Về phương diện địa dư Xi-ôn có ba đặc thù sau đây:
(1) Một vị trí kiên cố
(2) Trung tâm điểm của toàn quốc
(3) Vị trí ở ngoài địa phận sản nghiệp của 12 chi phái. Lời tiên tri đã dự ngôn về sự cuối cùng, sự sụp đổ của Xi-ôn và những lời nầy được ứng nghiệm khi thành Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ vào năm 70 SC (
Gie Gr 26:18, MiMk 3:12). Về ý nghĩa bóng, chuyển nghĩa hay cải dạng thì Thánh Kinh đã dùng như “Các con gái Xi-ôn” (EsIs 3:16) “Các con cái xi-ôn” (Gio Ge 2:23) cũng như gọi thành Giê-ru-sa-lem có nghĩa chỉ về toàn cả nước I - xơ-ra-ên.
Nhưng về ý nghĩa thuộc linh hay thần học, thì Thánh Kinh cũng đã thường dùng đến từ Xi-ôn để diễn tả như:
- Xi-ôn là pháo đài kiên cố (
IISa 2Sm 5:7)
- Xi-ôn không bị rúng động (
Thi Tv 125:1)
- Xi-ôn trở nên ngai vua Đa-vít ngự tọa (
IISa 2Sm 5:9,12)
- Xi-ôn là nơi sanh ra của các con cái của Đa-vít (
IISa 2Sm 5:13)
- Xi-ôn là nơi sanh ra của dân Đức Chúa Trời tuyển chọn (
Thi Tv 87:5, EsIs 66:8)
- Xi-ôn nơi Đa-vít nhận được lời hứa về nhà và ngai đời đời (
IISa 2Sm 7:4-16)
- Xi-ôn là địa điểm “Giao ước đời đời được thiết lập” (
Gie Gr 50:5, HeDt 8:6-10).
Xi-ôn và Xi-nai khác nhau (
IVua 1V 8:1). Xi-ôn thuộc linh là sự thờ phượng chơn thâït theo “Tâm thần và chân lý” Đức Chúa Trời đẹp lòng (GiGa 4:23,24, AmAm 9:11, Cong Cv 15:15, HeDt 12:22)
Trong thánh ca cũng có bài hát nói về Hội chúng cùng nhau đi đến Xi-ôn, tức hát theo nghĩa bóng, thuộc linh. 

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.